Thứ sáu 08/11/2024 23:24

Bộ Công Thương đã đồng hành, sát cánh với các doanh nghiệp bán lẻ

Ngành bán lẻ là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng gia tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bật tăng trở lại

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Công Thương năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 vào chiều ngày 26/12, bà Nguyễn Thị Phương – Phó Tổng Giám đốc thường trực Vincommerce, Công ty CP Tập đoàn Masan cho biết, Tập đoàn Masan là một trong những Tập đoàn hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng lớn mạnh nhất tại Việt Nam, có khả năng tích hợp toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối, và bán lẻ các hàng hóa thực phẩm và nhu yếu phẩm.

Bà Nguyễn Thị Phương – Phó Tổng Giám đốc thường trực Vincommerce, Công ty CP Tập đoàn Masan phát biểu tại hội nghị

Với hơn 42,000 cán bộ công nhân viên, vận hành 32 nhà máy nhà máy, 14 nông trường WinEco quy mô lớn, có mặt tại hầu hết các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng hệ thống phân phối, bán lẻ hàng hóa thực phẩm thiết yếu với hơn 3500 siêu thị và cửa hàng Winmart, hiện có mặt tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc” - bà Nguyễn Thị Phương cho hay.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Công Thương và các bộ ngành, Tập đoàn Masan và chuỗi bán lẻ WinMart trong nhiều năm qua đã nỗ lực vượt bậc, hoạt động hiệu quả, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành sản xuất và bán lẻ cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước bền vững, phát huy sức mạnh nội lực, tự chủ của nền kinh tế Việt Nam.

Phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm qua đã có sự góp sức rất lớn từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Bên cạnh những chính sách lớn về hỗ trợ tài khóa, các chương trình tín dụng cho doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng loạt các chính sách miễn, giảm, giãn, hoãn các thuế phí, lệ phí cũng như các chương trình an sinh xã hội hỗ trợ trực tiếp cho người lao động đã chung tay gỡ khó cho doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn và tạo động lực cho doanh nghiệp kiên định bám đuổi mục tiêu phát triển. Các chính sách bám sát thực tiễn và có ý nghĩa thiết thực này đã hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo đà phục hồi nhanh chóng, nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bật tăng trở lại.

Riêng với ngành Công Thương, theo lãnh đạo Tập đoàn Masan, từ góc độ tập trung phát triển thị trường nội địa như Masan và chuỗi bán lẻ WinMart, Tập đoàn đã nhận được sự đồng hành, sát cánh của Vụ Thị trường trong nước, của Cục xúc tiến thương mại và các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương trong các hoạt động kết nối hàng hóa, cùng rất nhiều chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa Việt.

Nhờ đó, tỷ lệ hàng Việt qua hệ thống phân phối – bán lẻ luôn đạt trên 80%. Phát huy thành quả này, trong năm 2023, với sự đồng hành và hỗ trợ của Bộ Công Thương, WinMart sẽ tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các chương trình tuần hàng Made in Vietnam – Tinh hoa hàng Việt quy mô lớn tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh”- bà Nguyễn Thị Phương bày tỏ.

Ngành bán lẻ còn nhiều dư địa để phát triển

Theo thống kê, tổng quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đạt khoảng trên 140 tỷ đô, dự báo sẽ tăng lên khoảng 350 tỷ đô la mỹ vào năm 2025. Với mức ước đạt này, sẽ đóng góp khoảng 59% GDP cả nước. Ngành bán lẻ cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng gia tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Tuy nhiên, về quy mô của kênh bán lẻ hiện đại đang còn rất khiêm tốn, mới chiếm khoảng 25% trên tổng quy mô thị trường trong khi đó tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là khá cao như: Thái Lan 48%, Phillipines 75% và Singapore 80%... Việc tăng quy mô của kênh bán lẻ hiện đại sẽ đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất trong nước, chuyển dịch mô hình sản xuất hiện đại, an toàn, đảm bảo kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển hàng hóa theo chuỗi giá trị, thương hiệu và bền vững.

Quá trình hoạt động trong ngành bán lẻ, lãnh đạo Tập đoàn Masan cũng nêu 4 điểm thuận lợi đối với các nhà bán lẻ cụ thể:

Thứ nhất, ngành bán lẻ Việt Nam với thị trường gần 100 triệu dân, mật độ dân số cao, cơ cấu dân số trẻ, tổng mức tiêu dùng cuối cùng của toàn dân chiếm tới gần 80% GDP.

Thứ hai, là sự quan tâm về cơ chế, chính sách phát triển thị trường trong nước, đặc biệt các chính sách thúc đẩy các ngành hàng chủ lực và thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thực phẩm

Thứ ba, công nghệ số đang phát triển rất mạnh mẽ tới các cấp độ cộng đồng dân cư, từ các trung tâm đô thị đến các vùng nông thôn. Điều này cũng tạo thuận lợi cho các chuỗi bán lẻ triển khai đa dạng mô hình bán lẻ đa kênh.

Thứ , với lợi thế am hiểu sâu về văn hóa và thói quen tiêu dùng của người Việt, do vậy trong những năm vừa qua thị trường bán lẻ hiện đại đang chứng kiến sự tăng trưởng đột phá của các nhà bán lẻ thương hiệu Việt Nam, được điều hành bởi người Việt, hợp tác cùng phát triển với các nhà sản xuất Việt Nam, và cùng nhau phụng sự người tiêu dùng Việt Nam.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Phương cũng chỉ ra thách thức hiện hữu của các nhà bán lẻ nội địa chính là năng lực cạnh tranh với các nhà bán lẻ FDI về quy mô không chỉ ở Việt Nam, với lợi thế chuỗi liên kết toàn cầu giữa các Nhà sản xuất và nhà bán lẻ FDI. Ngoài ra, các chi phí cao từ logistics, chi phí thuê mặt bằng cao cũng đặt ra những bài toán lớn đối với các nhà bán lẻ.

Về phía Tập đoàn Masan và chuỗi bán lẻ WinMart tiếp tục cam kết thực thi các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ ngành, đồng hành cùng các chương trình hành động của Bộ Công Thương, thúc đẩy hoàn thành mục tiêu năm 2023, đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng và bền vững của ngành bán lẻ và góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế vào sự phồn vinh của đất nước”- bà Nguyễn Thị Phương cam kết.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc

Chuyến công tác của Thủ tướng đã củng cố quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và các đối tác

Thủ tướng Chính phủ thăm Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham tại Trùng Khánh (Trung Quốc)

Thủ tướng: Hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng

Rà soát nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Viên Gia Quân

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Quy định trách nhiệm 'người có ảnh hưởng' trong quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung

Tạo đột phá trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Sự cố máy bay Yak-130: Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn tỉnh Bình Định

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực to lớn của cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình vấn đề đại biểu nêu về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo