Thứ ba 26/11/2024 11:52

Bộ Công Thương ban hành chương trình hành động thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2030

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.

Thực hiện Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030”, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án.

Chương trình nhằm triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được giao cho ngành Công Thương tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030”. Phấn đấu đến năm 2030 là nước công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030

Quyết tâm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành Công Thương. Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững gắn với hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá kết quả thực hiện.

Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tái cơ cấu ngành Công Thương. Chú trọng nâng cao chất lượng và tính chủ động trong tham mưu thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu ngành Công Thương liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.

Khẩn trương xây dựng Chương trình, Kế hoạch của đơn vị để tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động. Hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; phát huy vai trò tiên phong, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kết hợp hiệu quả giữa điều phối, phối hợp với phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Tại Chương trình, Bộ Công Thươngđặt ra 5 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tạo lập các động lực tăng trưởng mới của ngành Công Thương, tăng cường sức chống chịu trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài và tham gia vào quá trình hội nhập về kinh tế chủ động, hiệu quả.

Chú trọng phát triển các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành để nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường năng lực tự chủ của ngành Công Thương.

Hình thành hệ thống các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có thương hiệu và có năng lực cạnh tranh toàn cầu gắn với tăng cường quản lý cạnh tranh, chống độc quyền.

Tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng trong sản xuất, xuất khẩu và sức cạnh tranh của ngành Công Thương; xanh hóa ngành Công Thương gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Cơ cấu lại không gian lãnh thổ phát triển của ngành Công Thương theo hướng hình thành hệ thống cụm liên kết các ngành công nghiệp chuyên môn hóa và các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm. Tăng cường liên kết các địa phương trong vùng và liên vùng, các vùng động lực, cực tăng trưởng và các hành lang kinh tế để tạo lập không gian phát triển mới đối với các ngành công nghiệp, mở rộng kết nối thị trường và tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu.

Chương trình cũng nêu 5 giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ theo Đề án.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh trở thành động lực cho thực hiện mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và số hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ngành Công Thương.

Thứ hai, huy động hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương.

Thứ ba, cải cách tổ chức bộ máy theo hướng đẩy mạnh phân cấp phân quyền; thực thi Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành.

Thứ tư, tăng cường công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững.

Thứ năm, nâng cấp hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý ngàn; tăng cường công tác thông tin và chia sẻ thông tin; nâng cao năng lực và nhận thức cho các bên liên quan về tái cơ cấu ngành Công Thương.

Bên cạnh những giải pháp đồng bộ, Bộ Công Thương cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc Bộ nhằm đảm bảo các giải pháp được triển khai hiệu quả, phát huy vai trò trách nhiệm của từng đơn vị và đạt mục tiêu cao nhất theo Đề án.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học