Thứ ba 26/11/2024 03:53

'Bộ ba chân kiềng' tạo động lực cho Thái Bình đột phá tăng trưởng

Sự hồi phục kinh tế nhanh chóng năm 2023 hứa hẹn đưa Thái Bình trở thành “mảnh đất vàng” trong năm 2024.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng, lập kỷ lục thu hút vốn FDI cùng với sự hồi phục kinh tế nhanh chóng năm 2023 hứa hẹn đưa Thái Bình trở thành “mảnh đất vàng” đầu tư, giao thương, tăng trưởng vượt trội trong năm 2024.

Xây dựng hàng loạt trục giao thông, trục kết nối quan trọng

Với mục tiêu đưa TP. Thái Bình trở thành đô thị loại 1 vào năm 2025 và đến năm 2045 trở thành các đô thị dẫn đầu của vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong những đầu mối trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước, Thái Bình đã triển khai hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm.

Có số vốn “khủng” hơn 2.500 tỷ đồng, dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường trục kết nối với các khu chức năng trong Khu kinh tế Thái Bình đang được triển khai đồng loạt trên 5 tuyến. Việc đẩy mạnh các tuyến đường trục kết nối trong khu kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề để hình thành, phát triển, gắn kết các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội.

Quy hoạch giao thông Thái Bình có tầm nhìn tạo bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế. Ảnh: T.L

Song song với đó, Thái Bình tập trung hình thành các trục giao thông “xương sống” như triển khai Dự án xây dựng tuyến đường từ TP. Thái Bình đến cầu Nghìn. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường này sẽ là đầu mối kết nối các tuyến đường hiện có trong khu vực như QL.10, QL.39, ĐT.396B, ĐT.455..., giúp hoàn chỉnh mạng lưới giao thông Thái Bình, tạo động lực để lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh trong tỉnh cũng như cả khu vực.

Tương tự, tuyến đường vành đai phía Nam TP. Thái Bình, đoạn từ cầu Ngang S1 đến đường Chu Văn An kéo dài đang được triển khai nhằm kết nối với các tuyến đường nội đô trong thành phố, giúp hoàn thiện mạng lưới giao thông, tạo trục trung tâm cửa ngõ thành phố, nối tỉnh Thái Bình với các tỉnh lân cận, thúc đẩy giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hóa…

Thái Bình còn hưởng lợi từ tuyến đường ven biển dài 550 km đi qua 6 tỉnh từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa, đây là công trình có vai trò chiến lược trong hợp tác thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế duyên hải miền Bắc; và tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn Thái Bình - Nam Định) khi hoàn thành, các tuyến đường này sẽ kết nối Thái Bình với tuyến hành lang kinh tế ven biển; liên thông với hệ thống cao tốc phía đông từ Hà Nội giúp việc di chuyển dễ dàng, nhanh chóng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dịch chuyển dân cư về đây.

Cùng với đó là nhiều công trình nội đô như đường Võ Nguyên Giáp kéo dài đến quốc lộ 39, đường Lê Quý Đôn kéo dài, công viên Kỳ Bá, Hồ Ty Diệu… làm nên điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan, mở rộng không gian đô thị, thay đổi diện mạo thành phố Thái Bình.

Hàng loạt dự án hạ tầng được triển khai đồng loạt sẽ là nền tảng để TP. Thái Bình tăng tốc trong thời gian tới, mở ra tiềm năng cho mọi lĩnh vực trong tương lai gần.

Lập kỷ lục hút vốn FDI, “trong tầm ngắm” giới đầu tư địa ốc

Không chỉ đột phá về hạ tầng, Thái Bình còn quyết liệt xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư. Kết thúc năm 2023, địa phương này thu hút FDI lên tới 2,9 tỷ USD kỷ lục từ trước đến nay, gấp hơn 4 lần năm 2022 và lọt top 5 địa phương thu hút vốn lớn nhất cả nước.

Với số vốn kỷ lục, dự báo trong vài năm tới đây, Thái Bình sẽ là bến đỗ của hàng loạt “đại bàng” đầu tư từ khắp nơi trên thế giới tới xây dựng căn cứ. Đây là cơ sở đưa Thái Bình nhảy vọt về phát triển công nghiệp, là nền tảng để kinh tế tăng tốc. Cùng với đó, hàng triệu người lao động tay nghề cao, chuyên gia nước ngoài đến làm việc sinh sống lâu dài không những đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa còn là tiền đề để thị trường bất động sản bật tăng mạnh.

FDI tăng kỷ lục là cửa sáng cho phát triển toàn diện. Ảnh: T.L

Cùng với điểm sáng hạ tầng, đầu tư, Thái Bình cũng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực vĩ mô góp phần thúc đẩy kinh tế, hoạt động giao thương nhộn nhịp trong năm 2024. Trong đó, lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh tiếp tục đà giảm nhiệt. Một loạt các ngân hàng như HDBank, VIB, MSB… tung ra gói lãi suất cho vay để tăng sức mua tập trung vào việc vay mua, sửa chữa nhà 0% trong ngắn hạn, sau đó sẽ dao động từ 5,5% - 7,5% trong vài năm. Sau nhiều lần điều chỉnh, hiện lãi suất cho vay đã giảm 1-3% so với đầu năm 2023.

Theo các chuyên gia, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục đà giảm trong năm 2024, việc này tiếp tục tạo điều kiện để dòng tiền dịch chuyển vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm, tiếp sức cho kinh tế chung cũng như Thái Bình hồi phục.

Sự tăng tốc về hạ tầng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vượt trội của Thái Bình cũng như yếu tố lãi suất cho vay giảm dần không chỉ giúp sức cho kinh tế tăng trưởng mà còn đưa địa phương này trở thành “ngôi sao mới” trong tầm ngắm của những nhà đầu tư lão luyện

Trước bối cảnh thị trường địa ốc dự kiến phục hồi từ quý 2/2024, các vướng mắc pháp lý dần được tháo gỡ sẽ là bước chạy đà hoàn hảo để mảnh đất có dư địa dồi dào như Thái Bình đột phá, tăng tốc.

T.D.V
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu