Thứ hai 23/12/2024 18:42

Bình Thuận phấn đấu sớm trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Thuận đặt mục tiêu phát triển công nghiệp sản xuất điện, sớm trở thành trung tâm năng lượng quốc gia.

Quy hoạch tỉnh /chu-de/tinh-binh-thuan.topic thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được Chính phủ phê duyệt, công nghiệp được định hướng là ngành, lĩnh vực quan trọng của địa phương. Theo đó, Bình Thuận tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản có lợi thế của tỉnh để nâng cao giá trị gia tăng; tạo điều kiện, triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.

Bình Thuận phấn đấu sớm trở thành trung tâm năng lượng quốc gia. Ảnh Nguyễn Thanh/Vietnam+

Phát triển công nghiệp sản xuất điện, sớm trở thành trung tâm năng lượng của quốc gia, nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, điện cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; ưu tiên phát triển các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như điện gió, nhất là điện gió ngoài khơi và hydrogen, điện mặt trời, điện khí LNG.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Bình Thuận, để tăng dần tỷ trọng ngành công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo trong thời gian tới, địa phương cần tập trung một số giải pháp phát triển về pháp lý, hạ tầng…

Trước hết trong Quy hoạch tỉnh đã có phương án phát triển hạ tầng công nghiệp – thương mại. Qua đó, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, tạo thêm quỹ đất để thu hút các dự án phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp phụ trợ.

Song song đó, đẩy mạnh hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp; sớm triển khai hình thành khu công nghiệp- dịch vụ- đô thị Hàm Tân – La Gi và khu công nghiệp Tân Đức.

Đồng thời, tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại, công nghiệp sạch, sử dụng nhiều nguyên liệu,linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước, nhất là công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo, cơ khí, điện tử và công nghiệp phụ trợ nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của tỉnh.

Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%