Thứ hai 25/11/2024 20:25

BHXH Việt Nam: Quyết tâm hoàn thành kế hoạch năm 2020

Hiện nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), BH thất nghiệp của một số đơn vị sử dụng lao động vẫn còn phổ biến; tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BH thất nghiệp vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, đơn vị. Trước tồn tại này, BHXH Việt Nam sẽ quyết liệt triển khai công tác quản lý chặt chẽ, góp phần hoàn thành kế hoạch năm 2020.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, 8 tháng 2020, toàn quốc đã có 15,3 triệu người tham gia BHXH, đạt 31,2% lực lượng lao động trong độ tuổi; 12,81 triệu người tham gia BH thất nghiệp, đạt tỷ lệ khoảng 26% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia BHYT là 86,42 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 89,2% dân số. Tổng số thu đạt 60,34% so với kế hoạch.

BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp với ngành Bưu điện quản lý chặt chẽ đối tượng thụ hưởng, đổi mới phương thức phục vụ, chi trả qua các tổ chức dịch vụ công ích

Toàn ngành BHXH cũng đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan hỗ trợ kịp thời các đơn vị trong việc khắc phục thiệt hại do dịch bệnh gây ra; kịp thời thẩm định hồ sơ, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đặc biệt, theo Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh, BHXH Việt Nam đã thực hiện thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho khoảng 13,329 triệu lượt người khám chữa bệnh (KCB) BHYT nội trú và ngoại trú; ước số tiền khoảng 8.417 tỷ đồng.

Đồng thời, ngành BHXH đã đẩy mạnh tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho doanh nghiệp, người dân trên Cổng Dịch vụ công (DVC) quốc gia. Đến nay, BHXH Việt Nam đã cung cấp 15 DVC; tiếp nhận gần 3.500 hồ sơ thực hiện DVC qua Cổng DVC Quốc gia, trong đó, có một số DVC có tần suất thực hiện lớn như: DVC cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất (1.499 trường hợp); các DVC thanh toán trực tuyến; các DVC hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (838 trường hợp). Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT tiếp tục được đẩy mạnh.

Đánh giá những kết quả đạt được trong bối cảnh kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn do dịc Covid-19, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho hay, toàn ngành BHXH đã chủ động, bám sát các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; chủ động, tích cực phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; thực hiện tốt việc giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người tham gia; triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển đối tượng, giảm nợ đọng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHYT theo đúng quy định của pháp luật.

Theo ông Nguyễn Thế Mạnh, điểm sáng trong hoạt động thời gian qua của BHXH Việt Nam chính là công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đã được đẩy mạnh, trong đó đổi mới phương thức hoạt động theo hướng phục vụ chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia. Từng bước thực hiện minh bạch, công khai và tăng cường quản lý các hoạt động KCB để hạn chế, ngăn chặn tình trạng trục lợi quỹ KCB BHYT; kiện toàn tổ chức bộ máy BHXH các cấp; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành; mở rộng hợp tác quốc tế, từng bước hiện đại hoá hệ thống quản lý BHXH, BHYT.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều đơn vị, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, người lao động không có việc làm phải nghỉ việc…, dẫn đến số người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp giảm; số thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp giảm; số nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp tăng lên. Tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của một số đơn vị sử dụng lao động vẫn còn phổ biến; tỷ lệ nợ đọng còn cao. Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BH thất nghiệp vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, đơn vị. Để khắc phục những khó khăn còn tồn tại, các tháng cuối năm năm 2020, toàn ngành BHXH sẽ quyết liệt triển khai các nội dung trọng tâm.

Cụ thể: Tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các nghị quyết của Đảng, Chính phủ trong lĩnh vực BHXH, BHYT; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHT thất nghiệp; tiếp tục rà soát dữ liệu do cơ quan Thuế cung cấp để khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; triển khai kịp thời chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản điều hành nhằm đảm bảo hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2020; đổi mới toàn diện nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc BHXH tỉnh, thành phố trong việc triển khai thực hiện kế hoạch, dự toán thu, chi, phát triển đối tượng BHXH, BHTN, BHYT năm 2020 được giao; chủ động thanh tra chuyên ngành đột xuất đối với doanh nghiệp nợ từ 3 tháng trở lên, đơn vị chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ cho người lao động. Phối hợp với ngành Bưu điện quản lý chặt chẽ đối tượng thụ hưởng, đổi mới phương thức phục vụ, chi trả qua các tổ chức dịch vụ công ích; đẩy mạnh việc chi trả không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ. Quản lý chặt chẽ việc chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn, trợ cấp một lần, chi trả trợ cấp BH thất nghiệp; tăng cường, chủ động kiểm soát chi phí KCB BHYT tại các cơ sở KCB, đảm bảo thực hiện đúng dự toán được Chính phủ giao năm 2020.

BXHH Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai hiệu quả hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp; mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, tích hợp kết nối liên thông để cung cấp các dịnh vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành trên Cổng DVC Quốc gia. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, các phần mềm nghiệp vụ của ngành.
Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin