Thứ hai 18/11/2024 20:17

Bên trong xưởng tạo hình linh vật cho đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nguyên đán 2022

Đến thời điểm này, tạo hình các linh vật cho đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã hoàn thành khoảng 70% khối lượng công việc, các nghệ nhân đang tập trung gấp rút hoàn thiện các khâu cuối cùng để trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ trong 8 ngày tới.

Với chủ đề “Xuân quê hương, ấm tình nhân ái”, Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022 ghi đậm dấu ấn về một “giai đoạn lịch sử” khó quên của TP. Hồ Chí Minh đang từng bước hồi sinh sau khi trải qua nhiều tháng là tâm dịch của cả nước.

Nghệ nhân Văn Tòng - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Mỹ thuật Văn Tòng, kiểm tra hoàn thiện linh vật hổ

Khác hẳn với những năm trước, linh vật và các tiểu cảnh đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022 được tích hợp những giá trị văn hóa vào ngôn ngữ thiết kế hiện đại, nhiều thay đổi trong bố cục và nghệ thuật tạo hình, hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo nên một không gian trải nghiệm đáng nhớ đối với người dân thành phố và du khách trong những ngày xuân mới.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Nghệ nhân Văn Tòng - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Mỹ thuật Văn Tòng - cho biết, năm nay công ty này được giao chế tác, tạo hình (3D và 2D) khoảng gần 60 chú hổ - linh vật cho đường hoa Nguyễn Huệ. Điểm độc đáo năm nay, linh vật hổ được đặt ở cổng vào đường hoa với hình tượng “Song hổ tương phùng” cao 3m, dài gần 7m, được tạo thành từ những lát thép, lát inox cắt gọt tinh tế.

Trên đường hoa Nguyễn Huệ còn tái hiện hình ảnh “chúa sơn lâm” cao 4,6m, dài hơn 10m với sự kết hợp hài hòa giữa kính cường lực, mica và rêu cỏ, tạo nên hiệu ứng thoắt ẩn thoắt hiện của hổ. Cuối đường hoa có một chú hổ làm bằng chất liệu sỏi đá. Đây cũng là lần đầu tiên, sỏi được chọn làm chất liệu để thể hiện linh vật cho đường hoa, phù hợp với đặc tính “phong thủy” của hổ. Những viên sỏi được chọn lọc kỹ về kích thước, hình dáng, màu sắc bao bọc xung quanh kết cấu thép và xốp, tạo nên linh vật hổ cao 3,5m, dài 8m và nặng gần 2 tấn với hoa văn sọc đặc trưng và dáng vẻ oai hùng.

Còn khoảng hơn một tuần nữa, những linh vật hổ và các tiểu cảnh sẽ được vận chuyển từ các xưởng chế tác đến đường hoa Nguyễn Huệ để thi công lắp ráp. Đến thời điểm này, các xưởng chế tác đã hoàn thành khoảng 70% khối lượng công việc.

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên ngày 12/1, tại xưởng sản xuất Công ty TNHH Sản xuất Mỹ thuật Văn Tòng (phường Thạnh Lộc, quận 12) các nghệ nhân, công nhân đang khẩn trương tập trung gấp rút hoàn thiện các khâu cuối cùng để trưng bày đúng tiến độ tại đường hoa Nguyễn Huệ.

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022 được chia thành 3 phân đoạn, gồm “Về rừng sâu – Thiên nhiên tươi xanh”, “Xuân nghĩa tình – Tự hào Việt Nam”“Ra biển lớn – Nước non hội ngộ”. Dài hơn 600m, Đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2022 sử dụng nhiều chất liệu thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng như kim loại, xốp, mây, tre, nứa, gạch, lưới, dây đan… cùng khoảng 80 loại hoa, gần 97.000 chậu, giỏ hoa các loại.

Thời gian thi công đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022, sẽ diễn ra từ ngày 13/1/2022 đến 16 giờ ngày 29/1/2022 (tức từ ngày 11 đến 27 tháng Chạp năm Tân Sửu). Ngay sau đó, đường hoa Nguyễn Huệ sẽ mở cửa phục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân TP. Hồ Chí Minh và du khách từ 19 giờ ngày 29/1/2022 đến 17 giờ ngày 4/2/2022 (tức từ 27 tháng Chạp Âm lịch đến mùng 4 Tết).

Một số hình ảnh phóng viên Báo Công Thương ghi nhận công việc chế tác, tao hình linh vật hổ tại xưởng sản xuất Văn Tòng ngày 12/1:

Nổi bật ngay lối vào nhà xưởng, những chú hổ đã được tạo hình xếp thành hàng dài
Công nhân đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng trên những linh vật hổ

Gần hai tháng nay, xưởng của nghệ nhân Văn Tòng (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) tất bật hoàn thiện những linh vật hổ để đưa về trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ dịp Tết Nhâm Dần 2022

Các công nhân đang gấp rút hoàn thành những công đoạn liên quan đến cơ khí

Công nhân trang trí hoàn thiện các tiểu cảnh

Tại xưởng, ngoài làm linh vật, các thợ còn làm các tiểu cảnh trang trí cho đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2022

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội

Cần Thơ: Đánh thức tiềm năng du lịch từ ‘Tinh hoa miền sông nước’

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn