Thứ sáu 27/12/2024 11:11

Bất chấp khó khăn Ninh Bình xuất siêu trên 354 triệu USD

Năm 2023 Ninh Bình xuất siêu trên 354 triệu USD tuy không phải là con số lớn, nhưng phản ánh nỗ lực lớn của cả chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh.

Xuất khẩu sang châu Á chiếm 61,7% tỷ trọng

Theo số liệu từ Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 của tỉnh ước đạt 3.178,2 triệu USD, tăng 0,01% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao như: Xi măng và clinke ước đạt 694,4 triệu USD, bằng 133,5% kế hoạch năm; ô tô và linh kiện ô tô ước đạt 127,5 triệu USD, đạt 132,1% kế hoạch năm; nhôm và các hỗn hợp kim loại khác 95,5 triệu USD, 112,4% kế hoạch năm…

Về thị trường xuất khẩu, theo đánh giá từ Sở Công Thương Ninh Bình, do tình hình chính trị - kinh tế trên thế giới diễn biến phức tạp dẫn đến thị trường xuất khẩu của tỉnh có nhiều biến động. Năm 2023, thị trường châu Á vẫn tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch đạt kim ngạch 1.962 triệu USD, chiếm tỷ trọng 61,7%, giảm 10,4% so với năm 2022; châu Mỹ đạt kim ngạch 884,6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 27,8%, tăng 72,9%- cũng là thị trường duy nhất tăng trưởng dương của Ninh Bình năm 2023; châu Âu đạt kim ngạch 246,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,8% và giảm 30,7% so với năm 2022; châu Úc đạt kim ngạch 53,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,7% và giảm 27,3% so với cùng kỳ; châu Phi đạt kim ngạch 31,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1% và giảm 33,1% so với năm 2022.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu hàng hóa sang trên 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu.

Sản xuất tại nhà máy Hyundai Thành Công Việt Nam số 2 (HTMV2) tại khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn. Ảnh Tiến Vinh

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số nhóm hàng xuất khẩu của Ninh Bình năm vừa qua với kim ngạch ước đạt gần 3.124,4 triệu USD, bằng 97,2% kế hoạch năm.

Tiếp đến là nhóm hàng nông sản, ước đạt 48,9 triệu USD, vượt 70,4% kế hoạch năm, các sản phẩm nông sản chế biến của tỉnh tiếp tục được xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU và thị trường các nước Liên minh kinh tế Á-Âu. Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế chung trên toàn thế giới nhưng nhóm hàng này vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, tăng 83,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ ước đạt 4,9 triệu USD, phần lớn được xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Về nhập khẩu, năm 2023 Ninh Bình nhập khẩu 2.824,2 triệu USD các sản phẩm phục vụ hoạt động sản xuất ô tô, gia công xuất khẩu các sản phẩm quần áo, giày dép, linh kiện điện tử, kinh kiện điện thoại, thiết bị máy móc, nhà xưởng...

Như vậy, năm 2023 Ninh Bình xuất siêu trên 354 triệu USD. Tuy không phải là con số lớn nhưng là sự nỗ lực lớn của chính quyền và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vượt qua các khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh.

Đặt mục tiêu thách thức

Về công tác điều hành xuất nhập khẩu, theo Sở Công Thương Ninh Bình, ngay từ đầu năm Sở đã bám sát kế hoạch xuất khẩu được tỉnh giao, ban hành Kế hoạch phát triển xuất khẩu, trong đó tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp thông tin thị trường, phổ biến giới thiệu, làm rõ các lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do, cung cấp kịp thời thông tin về các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu; cập nhật, thông báo những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu và thông quan từ các đối tác thương mại lớn.

Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương tổ chức 7 hội nghị trực tiếp và trực tuyến tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có những thông tin hữu ích để tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất. Tiến hành khảo sát, làm việc nắm bắt tình hình xuất khẩu tại các doanh nghiệp, đồng thời thực hiện tốt công tác thống kê, báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra năng lực sản xuất hàng và cấp mã số nhà sản xuất hàng dệt may (MID) cho 4 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ; xây dựng clip song ngữ và ấn phẩm giới thiệu Sở cũng đã tiến hành thẩm định và cấp 6.197 bộ C/O, trong đó 100% được thực hiện điện tử qua mạng Internet.

Với kết quả đạt được trong năm vừa qua, năm 2024 Ninh Bình quyết tâm đạt mục tiêu 3.250.000 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 2,8% so với ước thực hiện năm 2023. Mục tiêu này thực sự là thách thức với cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền tỉnh Ninh Bình bởi lẽ tình hình thị trường thế giới năm 2024 dự báo tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường.

Để đạt mục tiêu này, địa phương sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương tăng cường phổ biến, cung cấp thông tin thị trường, tổ chức các đoàn đi xúc tiến thương mại, triển lãm quốc tế chuyên ngành để khảo sát thị trường tìm đối tác, bạn hàng, tăng cường giao lưu, kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu của tỉnh sang thị trường đã ký FTA với Việt Nam. Tổ chức Hội nghị phổ biến Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức, quảng bá giới thiệu Chương trình thường niên “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam” kích cầu mua sắm online, thanh toán không dùng tiền mặt. Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn đưa các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử cho các cán bộ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Khảo sát tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phục vụ xây dựng chỉ tiêu số thương nhân có giao dịch thương mại điện tử.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chương trình khuyến công quốc gia và địa phương, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và địa phương trong năm 2024.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Ninh Bình

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Ocean City tổ chức hội chợ xuân Giảng Võ, quy tụ gần 200 gian hàng Việt Nam và Quốc tế

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?