Thứ hai 25/11/2024 10:27

Bảo đảm an toàn hồ đập

Những năm qua, Bộ Công Thương đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện và an toàn đập, đồng thời khắc phục những tồn tại, khó khăn trong triển khai...
Thủy điện xả lũ phải bảo đảm an toàn cho vùng hạ du

Tuân thủ quy định

Theo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - (KTAT & MTCN) Bộ Công Thương, trong số 330 công trình thủy điện đã được đưa vào khai thác sử dụng, có 263 công trình với 265 hồ chứa (công trình thủy điện Vĩnh Sơn có 3 hồ chứa) với dung tích hồ từ trên 50.000m3 trở lên hoặc đập cao trên 5m thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; 67 công trình còn lại không có hồ chứa hoặc sử dụng nước từ hồ chứa thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát điện.

Công tác xây dựng và ban hành quy trình vận hành (QTVH) hồ chứa thủy điện được thực hiện theo Quyết định số 1879/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Các hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông phải xây dựng QTVH liên hồ chứa. Một số hồ chứa thủy điện lớn ngoài việc vận hành hồ theo QTVH đơn hồ còn phải vận hành theo QTVH liên hồ chứa. Theo đó, QTVH bảo đảm an toàn cho công trình, góp phần cắt/giảm lũ cho hạ du (trong mùa lũ); bảo đảm dòng chảy tối thiểu và nhu cầu sử dụng nước cho hạ du (trong mùa cạn) và hiệu quả phát điện.

Bên cạnh đó, cả nước có 265/265 đập thủy điện được chủ đập đăng ký an toàn đập theo đúng quy định với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi xây dựng đập. Trong quá trình phê duyệt và phương án bảo vệ đập, có 232/265 đập có phương án được duyệt, 18/265 đập đang được chủ đập xây dựng và 15/265 đập chưa được chủ đập thực hiện.

Đối với việc xây dựng và phê duyệt Phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập, theo quy định tại Điều 20, Nghị định số 72/2007/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư số 34/2010/TT-BCT, chủ đập có trách nhiệm xây dựng và hàng năm cập nhật bổ sung phương án này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Công Thương phê duyệt phương án của công trình có công suất lắp máy trên 30MW, UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án các công trình còn lại). Tuy nhiên, trên thực tế, năm 2016, 235/265 đập có phương án được được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/phê duyệt lại/cho phép tiếp tục sử dụng phương án năm 2015; 14/265 đập đã được chủ đập xây dựng/bổ sung nhưng chưa được duyệt, 16/265 đập thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh vẫn chưa được chủ đập xây dựng/bổ sung theo quy định.

Vướng mắc trong thực hiện

Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng, vận hành hồ chứa, quản lý an toàn đập thủy điện đã được các cơ quan chức năng ban hành đầy đủ. Dù vậy, về nội dung vẫn còn một số quy định chưa cụ thể, không phù hợp với tình hình thực tế, có sự chồng chéo hoặc không đồng bộ gây khó khăn cho chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý trong phạm vi trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan đến đầu tư xây dựng, vận hành an toàn hồ chứa, quản lý an toàn đập thủy điện, cần phải sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện.

Đại diện Cục KTAT&MTCN cho rằng, về phê duyệt kết quả kiểm định đập, theo quy định tại Điểm d, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 72/2007/NĐ-CP, kết quả kiểm định đập phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy định này đã không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng.

Ngoài ra, xây dựng phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập cũng gặp khó khăn trong xác định vùng hạ du. Hiện chưa có quy định cụ thể phương pháp, cách xác định vùng hạ du của từng hồ chứa nên các chủ đập thủy điện không xác định được ranh giới vùng hạ du hồ chứa do mình quản lý, đặc biệt là đối với tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập. Ngoài ra, việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập đối với công trình không có hồ chứa hoặc hồ chứa có dung tích nhỏ cũng gặp vướng mắc. Thực tế, nhiều công trình thủy điện nhỏ không có hồ chứa, chủ đầu tư chỉ xây dựng một đập rất nhỏ để chặn và chuyển nước từ suối vào kênh dẫn để phát điện hoặc một số công trình thủy điện có hồ chứa nhỏ (khoảng vài trăm nghìn m3) nhưng theo quy định tại Nghị định số 72/2007/NĐ-CP thì các chủ đầu tư dự án thủy điện (DATĐ) này cũng phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về vận hành hồ chứa, quản lý an toàn đập như với DATĐ lớn.

Triển khai nhiều giải pháp

Để khắc phục những tồn tại trong vận hành hồ chứa thủy điện và quản lý an toàn đập, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ hướng dẫn các chủ đầu tư DATĐ thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật về vận hành hồ chứa và quản lý an toàn đập thủy điện song song với việc đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm minh... Đối với các chủ đầu tư DATĐ, cần thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về vận hành hồ chứa và quản lý an toàn đập thủy điện; rà soát, hiệu chỉnh QTVH đơn hồ bảo đảm vận hành an toàn cho công trình, cho vùng hạ du, hiệu quả phát điện...

Cụ thể hóa việc triển khai thực hiện nghiêm các quy định về quản lý an toàn đập, trong 3 năm (2014, 2015 và 2016), Bộ Công Thương đã tổ chức tổng cộng 35 đoàn công tác đi làm việc và trực tiếp kiểm tra về chất lượng xây dựng công trình, QTVH hồ chứa, công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng, chống lụt, bão và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuỷ điện trên địa bàn các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Nam, Quảng Ngãi; Phú Yên, Lâm Đồng; Quảng Trị; Nghệ An; Thanh Hóa; Hà Giang; Sơn La; Lai Châu, Điện Biên và tại 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Qua đó, kịp thời phát hiện các tồn tại về quản lý an toàn đập của các chủ hồ, kịp thời chỉ đạo khắc phục đảm bảo vận hành an toàn công trình. Hàng năm, tổ chức thẩm định, phê duyệt các phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập các công trình thủy điện theo thẩm quyền.

Mới đây nhất, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động trong lĩnh vực thủy điện thông qua Quyết định số 396/QĐ-BCT, trong đó nhấn mạnh các giải pháp đồng bộ nhằm phát hiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý quy hoạch, vận hành, khai thác các dự án, công trình thủy điện. Theo đó, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải chủ động giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết nhằm đảm bảo vận hành khai thác các công trình thủy điện an toàn, bảo vệ môi trường - xã hội, đạt hiệu quả khai thác tổng hợp, phù hợp với điều kiện khí tượng, thủy văn, địa hình, hiện trạng hành lang thoát lũ, bố trí dân cư, hạ tầng kỹ thuật... vùng hạ du đập.

Bộ Công Thương sẽ tổ chức thực hiện, tổng hợp tình hình thực hiện và đánh giá kỹ nội dung các phương án: Phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập, phòng chống lũ lụt vùng hạ du do xả lũ và vỡ đập và bảo vệ đập tại các công trình thủy điện; rà soát, đánh giá khó khăn, vướng mắc tại các đập thủy điện chưa lập… Từ đó, kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung các phương án nêu trên; thực hiện các biện pháp khả thi đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về an toàn đập, đặc biệt là tại các công trình thủy điện khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Kế hoạch hành động trong lĩnh vực thủy điện thông qua Quyết định số 396/QĐ-BCT đã và đang được Bộ chỉ đạo triển khai thực hiện từ ngày 10/2/2017 để cơ bản hoàn thành trong năm 2017 (ngoại trừ công tác xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ hoàn thành trong năm 2018 và các nhiệm vụ thường xuyên khác).
Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: an toàn hồ đập

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử