Thứ tư 13/11/2024 13:44

Bản tin Chống buôn lậu 31/10: Bắt giữ hơn 1.000 sản phẩm nhập lậu; Phạt 2 cơ sở kinh doanh phân bón

Bản tin Chống buôn lậu ngày 31/10: Lực lượng QLTT và các lực lượng chức năng bắt giữ hơn 1.000 sản phẩm nhập lậu, giả nhãn hiệu; phạt cơ sở kinh doanh phân bón

Phát hiện, bắt giữ hơn 1.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu.

Ngày 30/10, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho biết, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát Giao thông - Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện một xe ôtô tải vận chuyển nhiều loại áo quần, túi xách, giày dép và các loại hàng hóa khác nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ và có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu.

Đội Quản lý thị trường số 2 đã phối hợp với phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Quảng Bình kiểm tra xe ô tô tải mang biển kiểm soát số 89C-169.51

Theo đó, ngày 26/10, tại Km 612 trên tuyến Quốc lộ 1A thuộc địa phận huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Đội Quản lý thị trường số 2 đã phối hợp với phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Quảng Bình đã kiểm tra xe ô tô tải mang biển kiểm soát số 89C-169.51 do ông Nguyễn Văn Hoàng có địa chỉ tại thôn Đồng An, Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên điều khiển đang lưu thông theo hướng từ Bắc vào Nam.

Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển số lượng lớn hàng hóa gồm 43 đơn vị sản phẩm áo nữ, túi xách, dép nữ không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu GUCCI, LOUIS VUITTON, HERMÈS đang được bảo hộ tại Việt Nam; 293 đôi giày, dép nữ, 27 sản phẩm đèn led, 37 cái tai nghe bluetooth, 30 cái sạc dự phòng, 30 cái máy tạo bọt, 02 chiếc xe đạp được sản xuất và có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan; 39 đơn vị sản phẩm thực phẩm chức năng được sản xuất và có xuất xứ từ Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức, Úc; 545 đơn vị sản phẩm áo, quần, chân váy các loại không nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Văn Hoàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định. Theo lời khai của lái xe số hàng hóa này được ông vận chuyển từ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để giao cho khách hàng.

Hiện, Đội Quản lý thị trường số 2 đã thiết lập hồ sơ vụ việc, tạm giữ toàn bộ tang vật nói trên để tiếp tục xử lý theo quy định.

Ngăn chặn số lượng lớn thực phẩm, giày dép nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Theo thông tin từ Tổng Cục Quản lý thị trường, ngày 26/10, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang phát hiện xe ô tô biển kiểm soát 24C-12041 đang vận chuyển qua địa bàn huyện Quang Bình các mặt hàng củ tam thất, hoa tam thất, xúc xích, giày thể thao là hàng lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả mạo nhãn hiệu.

Toàn bộ hàng hóa bị phát hiện không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ

Cụ thể, ngày 26/10, tại khu vực Tổ 3 thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, Đội Quản lý thị trường số 3 đã phối hợp với Đội Cảnh sát Giao thông trật tự, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm Công an huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang tiến hành kiểm tra xe ô tô tải nhãn hiệu TERACO biển kiểm soát 24C-12041 do ông Lại Đình Lâm, sinh năm 1981, địa địa chỉ tại thôn Làng Mạ, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai là người điểu khiển phương tiện đồng thời là chủ hàng hóa.

Tiến hành kiểm tra, Đội kiểm tra phát hiện hàng hóa được đóng gói, túi và hộp gồm: 57kg củ tam thất khô, 20kg hoa tam thất khô, 85kg xúc xích, 76 đôi giày thể thao các loại số lượng là hàng hóa do nước ngoài sản xuất; 109 sản phẩm là giày thể thao các nhãn hiệu NIKE, ADIDAS, NY.

Tại thời điểm kiểm tra phương tiện, ông Lại Đình Lâm không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Bước đầu làm việc với cơ quan chức năng, lái xe Lại Đình Lâm thừa nhận toàn bộ số hàng hoá trên đều là hàng hóa được mua trôi nổi trên thị trường để bán kiếm lời lên không có hoá đơn hay chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Hiện tại, Đội Quản lý thị trường số 3 đã quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa để tục tiếp tục xác minh làm rõ theo quy định.

Phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở kinh doanh phân bón không đạt chất lượng

Ngày 30/10, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang cho biết, Đội Quản lý thị trường số 2 lập biên bản vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh phân bón không đạt chất lượng, trị giá trên 200 triệu đồng, đề nghị xử phạt tổng số tiền 70 triệu đồng.

Đội Quản lý thị trường số 2 tiến hành kiểm tra đối với 02 cơ sở kinh doanh phân bón

Trước đó, ngày 09/10, Đội Quản lý thị trường số 2 tiến hành kiểm tra đối với 02 cơ sở kinh doanh phân bón trên địa bàn xã Nam Thái Sơn và xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Tiến hành kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện phân bón NPK đang được bày bán tại hộ kinh doanh nghi vấn có dấu hiệu vi phạm về chất lượng, qua đó đã tiến hành lấy mẫu để thử nghiệm chất lượng theo quy định.

Kết quả thử nghiệm có 2/3 mẫu phân bón NPK không đạt chất lượng so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, thấp hơn mức chỉ tiêu chất lượng được chấp nhận. Sau đó, ngày 25/10/2023 Đội Quản lý thị trường số 2 tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với 02 cơ sở trên, do có hành vi: “Bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”.

Cụ thể, đối với cơ sở kinh doanh lô phân bón vi phạm có số lượng 200 bao, tổng trị giá 156 triệu đồng, Đội Quản lý thị trường số 2 đã hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch UBND huyện xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 55 triệu đồng. Đối với cơ sở kinh doanh lô phân bón vi phạm có số lượng 60 bao, tổng trị giá 51 triệu đồng, Đội Quản lý thị trường số 2 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 15 triệu đồng.

Tất cả số hàng không đạt chất lượng được Đội Quản lý thị trường số 2 đề nghị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là thu hồi và tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng.

Hương Trần
Bài viết cùng chủ đề: Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không

Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu thu nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng trong 10 tháng

Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa tiêu hủy hàng chục nghìn sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Sóc Trăng: Tăng cường kiểm tra, xử lý thuốc lá điếu nhập lậu dịp cuối năm

Bắc Giang: Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả

Hải quan Hà Nội ‘bóc trần’ nhiều thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy