Thứ sáu 27/12/2024 09:25

Bám sát địa bàn để phòng, chống buôn lậu vàng

Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu tăng cường công tác phối hợp, giám sát địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp mua bán, vận chuyển vàng trái phép.

Biến động do ảnh hưởng từ giá vàng thế giới

Thời gian qua, thị trường vàng thế giới diễn biến phức tạp, kéo theo giá vàng trong nước biến động mạnh, tăng - giảm nhanh, tác động tiêu cực đến an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội. Đáng chú ý, trong ngày 26/12/2023 /chu-de/gia-vang-moi-nhat.topic trong nước biến động không ngừng, tăng lên, giảm xuống chỉ trong vài phút.

Thời điểm 16h chiều ngày 28/12/2023, Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn - SJC giá vàng SJC niêm yết chiều mua vào ở mức 74,5 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 77,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng của đơn vị này đang ở mức 3 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm, DOJI niêm yết giá vàng SJC chiều mua vào ở mức 71,5 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 77 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán của đơn vị này lên tới 6,5 triệu đồng/lượng.

Trên thế giới, giá vàng giao ngay hiện ở mức 2.087 USD/ounce, tương đương với khoảng 61,5 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá VND/USD hiện hành. Chênh lệch giá vàng SJC với giá vàng quốc tế đang rất lớn, lên tới 18 triệu đồng/lượng.

Mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao (Ảnh minh họa)

This browser does not support the video element.

Ở Việt Nam, từ năm 2012 đến nay, ngoài Ngân hàng Nhà nước thì các doanh nghiệp không được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. Để có vàng nguyên liệu sản xuất vàng nữ trang, doanh nghiệp phải lấy vàng SJC hoặc tìm nguồn vàng trôi nổi để sản xuất. Tuy nhiên từ năm 2014, Ngân hàng Nhà nước không đưa thêm vàng ra thị trường, nguồn cung không dồi dào nên chỉ cần có biến động nhẹ cũng khiến giá vàng tăng cao.

Thực tế trên đòi hỏi các lực lượng chức năng phải tăng cường các biện pháp để phát hiện, ngăn chặn các thủ đoạn vận chuyển trái phép, buôn lậu vàng.

Nắm chắc địa bàn để chống buôn lậu vàng

Trước bối cảnh này, để giữ thị trường ổn định, bảo vệ nền kinh tế trong nước phát triển lành mạnh, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Công văn số 2909/TCQLTT-CNV về việc tăng cường kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu mặt hàng vàng.

Trong công văn, Tổng cục đề nghị Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tại địa phương kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất gia công vàng trang sức, mỹ nghệ. Cùng đó, siết chặt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh vàng chấp hành các quy định của pháp luật.

Song song đó, đề nghị Quản lý thị trường các địa phương chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn giám sát các cửa khẩu đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng hàng không... để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp mua, bán vận chuyển trái phép mặt hàng vàng vào Việt Nam.

Là địa bàn lớn nhất cả nước, nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Công Thương cũng như sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, thời gian tới, để phòng, chống và ngăn chặn hoạt động buôn lậu mặt hàng vàng cũng như hoạt động kinh doanh vàng nhập lậu, ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cho biết, lực lượng Quản thị trường thành phố sẽ tăng cường công tác nắm địa bàn; chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tại địa phương giám sát, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định pháp luật của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh vàng.

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh sẽ chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường giám sát tại các cảng hàng không, ga tàu, bến xe khách... để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi mua, bán, vận chuyển trái phép hàng hoá buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ… vào Thành phố”.

Cùng đó, phối hợp với cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân không tham gia, tiếp tay cho hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép mặt hàng vàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời tích cực vận động người dân tố cáo các hành vi vi phạm cho cơ quan chức năng xử lý" - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh thông tin.

Tương tự, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Bình Định cũng cho biết, liên quan đến mặt hàng vàng, Cục sẽ chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, nắm địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi tiếp tay, bao che, bảo kê và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các Đội Quản lý thị trường trực thuộc nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép, gây hậu quả nghiêm trọng, kéo dài xảy ra trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh, Quản lý thị trường Bình Định yêu cầu các chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật như: Thực hiện việc lưu giữ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ của các cơ sở đầu mối cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp; xây dựng các bộ tiêu chuẩn cơ sở và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm vàng đối với các doanh nghiệp được cấp phép sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, ghi nhãn hàng hóa theo quy định…

Ngày 27/12/2023, trong bối cảnh chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới ở mức rất cao, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 1426/CĐ-TTg chỉ đạo các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Trong Công điện, Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường; kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập để xử lý chủ động, tích cực, hiệu quả theo thẩm quyền và báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền, đề xuất cấp thẩm quyền biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định.

Cùng đó, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, nhất là các hành vi buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá của các tổ chức, cá nhân… gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng.

Thủ tướng yêu cầu, trường hợp phát hiện hoạt động kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kịp thời chuyển tài liệu, hồ sơ cho cơ quan chức năng để xử lý nghiêm, công khai, minh bạch theo quy định pháp luật.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025