Bài học “trinh sát” thị trường

Việc tìm hiểu tín hiệu, nhu cầu của thị trường luôn nằm trong số những bài học “kinh điển”, không chỉ trong giáo trình giảng dạy mà còn của nhiều mô hình kinh tế. Các câu chuyện được kể dưới đây có cái đã thuộc về quá khứ, có cái mới xảy ra nhưng đều cho thấy thêm tính thời sự của bài học chủ động nắm thông tin thị trường.
Bài học “trinh sát” thị trường
Bách hóa tổng hợp - địa chỉ mua sắm chính thời bao cấp

Thời bao cấp, thương nghiệp không đóng vai trò kinh doanh, không phải là cơ sở kinh doanh. Nhân viên thương nghiệp hay mậu dịch viên không phải là những nhà kinh doanh. Tất cả đều đóng vai trò phục vụ nhân dân. Tuy vậy, ngành thương nghiệp khi đó có thể nói rất chú trọng giáo dục nhân viên về nhiều mặt, trong đó nổi bật là tinh thần, tác phong phục vụ và văn minh thương nghiệp.

Khi đó, mọi nhu yếu phẩm tuy được nhà nước bao cấp nhưng không phải mọi việc đều suôn sẻ. Phải nắm được lúc nào thị trường cần gì để chủ động điều phối. Có bài thơ được đúc rút lại thành “cẩm nang” cho nhân viên thương nghiệp khi đó để chủ động trong công việc. Thơ rằng:

“Nhất gạo, nhì rau

Tam dầu, tứ muối

Thịt thì đuôi đuối

Cá biển mất mùa

Đậu phụ chua chua…”

Một cơn sốt gạo, một vài mặt hàng thiếu thốn, một trận lụt, một cơn bão… đều có thể trở thành lý do gây ra những “cơn sốt” cho cả hệ thống thương nghiệp từ bộ trưởng đến nhân viên: Nào là họp, báo cáo, điện khẩn, lập đoàn giám sát…

Nhà viết sử kinh tế Đặng Phong kể, vào năm 1958, một sự kiện khá điển hình cho việc tận tụy phục vụ nhân dân với việc lãnh đạo Bộ Nội thương khi đó đã quyết định tất cả cán bộ lãnh đạo phải định kỳ xuống bán hàng để hiểu người mua, hiểu thị trường. Theo hồi ức của ông Nguyễn Văn Đào - Thứ trưởng Bộ Nội thương giai đoạn 1958 – 1960, người đưa ra quyết định này là đồng chí Đỗ Mười, khi đó là Bộ trưởng Bộ Nội thương. Sau khi có quyết định này, bản thân Bộ trưởng Đỗ Mười và tất cả lãnh đạo Bộ Nội thương lúc đó đã xuống đứng quầy mỗi tháng một lần.

Ông Nguyễn Thượng Đạt, khi đó là Chánh Văn phòng Bộ Nội thương, nhớ lại: “Tôi thường bán quầy bách hóa trên góc đường Ngô Quyền và Tràng Tiền, Hà Nội. Anh Mười cũng có lần bán hàng ngay cạnh tôi, anh bán ở quầy đồng hồ. Tôi đã chứng kiến nhiều lần anh vừa bán hàng, vừa trao đổi cùng khách, đồng thời giải thích về văn minh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa”.

Bài học “trinh sát” thị trường

Thời đó, nguyên tắc đi mua hàng là có gì mua nấy, khách mua không có quyền chọn. Thế nên mới có chuyện như lời kể của ông Lê Hữu Duyên - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội thương, một lần Bộ trưởng Đỗ Mười đứng bán hàng ở quầy hoa quả. Có một khách mua muốn chọn quả ngon và phân trần: “Tôi mua là để tặng một đồng chí Bộ trưởng”. Bộ trưởng Đỗ Mười bực quá, nói: “Tôi cũng là Bộ trưởng, đang xuống bán hàng đây. Bộ trưởng nào mà đòi ăn ngon hơn người khác?”. Ông khách giật mình không dám đòi hỏi gì nữa.

Đó là chuyện của thời kỳ bao cấp.

Cũng là chuyện liên quan đến thị trường mới xảy ra. Đó là chuyện “giải cứu” nông sản từ dưa hấu, tỏi, thanh long và gần nhất là thịt lợn. Tất nhiên, phân tích việc “giải cứu” đó còn cần nhiều thời gian nhưng theo lý giải của chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn, một nguyên nhân rất quan trọng khiến những mặt hàng nông sản chủ lực của nông nghiệp Việt Nam vẫn còn phải trông đợi “giải cứu” là Việt Nam còn thiếu những lực lượng “trinh sát” thị trường thiện nghệ đúng nghĩa. Từ việc dự báo chính xác mọi “phập phồng” của thị trường cho đến việc cấp báo thay đổi chính sách, hạn ngạch, rào cản kỹ thuật.

“Là một nước sản xuất, xuất khẩu nông sản lớn, Việt Nam phải có tham tán nông nghiệp ở tất cả các thị trường lớn để nghiên cứu xem họ buôn bán nông sản như thế nào, ăn uống ra làm sao, thị hiếu, sức mua như thế nào” - ông Đặng Kim Sơn bày tỏ.

Theo ông Đặng Kim Sơn, đã tới lúc phải xây dựng lực lượng trinh sát thị trường một cách mạnh mẽ, trước mắt nên tổ chức theo kiểu liên kết công tư. Sau đó, dự báo thông tin thị trường phải được công bố cho toàn bộ chuỗi giá trị, cả người sản xuất, thu mua, chế biến và ngân hàng cho vay vốn.

Bài học “trinh sát” thị trường

Sản xuất, chế biến nông sản phát triển, phù hợp với nhu cầu thị trường

Chia sẻ về yếu tố “trinh sát” thị trường, GS. Võ Tòng Xuân lại có cái nhìn khác. Kinh nghiệm 40 năm trong địa hạt nông nghiệp của ông cho thấy, người nông dân phải là người đầu tiên đóng vai trò trinh sát này. Theo GS. Võ Tòng Xuân, đây chính là điểm đánh dấu tư duy thị trường đã chín với người nông dân trong vai trò chủ thể của nền nông nghiệp theo định hướng giá trị gia tăng, sản xuất nuôi trồng theo đúng tín hiệu của thị trường thay vì mải chạy theo số đông, nuôi trồng tràn lan. Đến lúc thị trường “khựng” lại thì quay ra “ngóng” giải cứu.

GS. Võ Tòng Xuân cho rằng, đa số trình độ học vấn người nông dân nước ta thấp, nhiều khi không đạt yêu cầu. Ở các nước nông dân có học thức mới làm nông dân, ở Việt Nam không đi học mới làm nông nghiệp, cho con đi học rồi thoát khỏi nông nghiệp. Vì trình độ học vấn thấp nên họ làm theo kinh nghiệm, theo kiểu nông dân, đó là theo cha truyền, con nối, không theo phương pháp, kỹ thuật mới.

“Cần có thể chế kiện toàn để nâng cao năng lực của người nông dân. Chúng ta không kỳ vọng sẽ đuổi kịp các nước phát triển nhưng cần phải làm để người nông dân làm đúng, từ đó cải thiện chất lượng và thông qua doanh nghiệp tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước” - GS. Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động