Thứ hai 23/12/2024 11:54
Nhiều bất cập sau sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp ở Tây Nguyên theo Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị:

Bài 1- Vì sao “tụt dốc” sau khi sắp xếp lại?

Tây Nguyên có 55 công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp đổi mới theo Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị nhưng đến nay sau 8 năm hầu hết đều bị “tụt dốc”?

Mục tiêu chưa đạt được, nhiều vướng mắc đặt ra

Tây Nguyên có 55 công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp đổi mới theo Nghị quyết số 30 (ngày 12/3/2014) của Bộ Chính trị và Nghị định 118 của Chính phủ.

Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị nêu rõ: "Tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp; sản xuất nông, lâm nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi giá trị hàng hoá. Chuyển các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước nông, lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh sang công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Nhà nước có chính sách phù hợp để các công ty nông, lâm nghiệp hoạt động công ích hoàn thành nhiệm vụ được giao".

"Xây dựng các công ty nông, lâm nghiệp trở thành trung tâm liên kết sản xuất nông, lâm nghiệp, trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ và văn hoá đối với nhân dân trong vùng; bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân; không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người trồng rừng và người làm công tác quản lý, phát triển rừng; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh, quốc phòng tại các địa phương và sự nghiệp phát triển chung của đất nước".

Thế nhưng những mục tiêu nêu trên đến nay, sau 8 năm triển khai nghị quyết, nếu nhìn từ thực tiễn các công ty lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên cho thấy, mục tiêu không đạt được bởi quá nhiều vướng mắc, bất cập cần giải quyết.

Mặc dù sở hữu nguồn vốn lớn là đất đai, cây rừng… thế nhưng, sau khi sắp xếp, đổi mới, hầu hết các công ty lâm nghiệp đều chưa khai thác hiệu quả, thậm chí có đơn vị còn rơi vào cảnh trị trệ, sa lầy, bết bát. Nguyên nhân được xác định là thiếu vốn sản xuất, bộ máy cồng kềnh chưa phụ hợp, kinh phí hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng chưa tương xứng với công lao động của người giữ rừng…

Hiện nay, tất cả các lâm trường trước đây đã được chuyển đổi thành các Công ty lâm nghiệp một hoặc hai thành viên khác nhau. Thế nhưng, dù bất cứ mô hình nào thì cũng đang tồn tại những bất cập, lực cản, thậm chí nhiều đơn vị còn rơi vào cảnh trì trệ, bết bát hơn trước.

Công ty hai thành viên giậm chân tại chỗ

Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (Đắk Lắk) có hai thành viên góp vốn, với 40 cán bộ, công nhân viên. Trong đó, tư nhân góp vốn điều lệ 66%, Nhà nước 34%. Mặc dù có đơn vị thứ 2 góp vốn nhưng làn gió mới này chưa đóng góp nhiều cho sự việc thay đổi diện mạo công ty.

Ông Dương Văn Sơn, Chủ tịch Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm cho biết, từ khi có sự tham gia của thành viên thứ 2, bên nắm giữ cổ phần lớn nhất đã trình phương án kinh doanh như chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, kinh doanh dưới tán rừng... để phát triển kinh tế.

Mặc dù nguồn vốn đất đai lớn, không bị tranh chấp với người dân nhưng Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm chưa triển khai được dự án kinh tế nào. So với thời còn lâm trường thì nguồn thu của đơn vị đã giảm sút mạnh, chỉ còn khoảng 2 tỉ đồng/năm từ một ít vườn cà phê và tiền ngân sách cấp giữ rừng được Nhà nước chi trả hàng năm.

Từ khi chuyển sang mô hình công ty 2 thành viên, Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm chưa có hoạt động kinh tế gì nổi bật, kho xưởng từ thời lâm trường bị hư hỏng, xuống cấp, bỏ hoang phế

Từ khi có thành viên thứ 2 góp vốn là lương của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị được chi trả kịp thời. Tuy nhiên, việc tăng lương theo hệ số nhà nước quy định thì vẫn chưa thực hiện được.

Hiện nay, mức thu nhập của Tổng giám đốc Công ty khoảng 10 triệu, Giám đốc lâm trường khoảng 7 triệu, công nhân khoảng 4,5 triệu - 5 triệu. Mức thu nhập này còn quá thấp, chưa bảo đảm đời sống của người lao động.

Theo ông Sơn, thành viên thứ 2 đang sử dụng tiền túi để trang trải, bù lỗ cho các hoạt động của công ty như đóng thuế doanh nghiệp, chi phí hoạt động bộ máy... chứ chưa mang về được lợi nhuận.

"Như vậy, việc thành viên thứ 2 bỏ tiền túi để trả lương cho nhân viên, nộp thuế cho doanh nghiệp không phải là sự phát triển bền vững. Bởi doanh nghiệp chỉ phát triển bền vững khi hoạt động sản xuất, tự mình nuôi mình” - ông Sơn khẳng định.

Nhiệm vụ chính của các công ty lâm nghiệp trên Tây Nguyên chủ yếu là tuần tra, bảo vệ rừng

Qua thực tế ở Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm cho thấy, mặc dù là “chủ rừng”, nhưng khi doanh nghiệp triển khai trồng cây dược liệu, mở đường đi hoặc đụng đến một vài cây rừng còn sót lại trên diện tích đất sản xuất... thì phải xin ý kiến của nhiều cơ quan chức năng.

Nhìn chung, từ khi chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên, đơn vị đang vướng nhiều về cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng đất rừng.

Công ty lâm nghiệp một thành viên… "tuột dốc"

Ở các công ty lâm nghiệp một thành viên thì hoạt động kinh tế cũng không có gì khá hơn, thậm chí còn được ví là "tuột dốc không phanh". Đơn cử như Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Đại Thành, ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) từng là cánh chim đầu đàn thời kỳ lâm trường.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Đại Thành đang quản lý hơn 18.000ha rừng và đất rừng, với 46 cán bộ, công nhân viên. Quản lý diện tích rừng lớn nhưng đơn vị này đang trông nhờ vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước để "cầm cự" trả lương cho cán bộ, công nhân viên.

Những tháng mùa khô, khi nguy cơ cháy rừng cao thì ông Phan Bá Nhã, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Đại Thành đang cùng cán bộ, người lao động đi tuần tra, phòng chống cháy rừng và đối phó, ngăn chặn lâm tặc đốn gỗ.

Dàn máy móc tiền tỷ từ thời lâm trường nay đã phủ kín bụi ở Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Đại Thành vì không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo ông Phan Bá Nhã, từ năm 2016, doanh nghiệp cải tổ lại bộ máy, củng cố mô hình tổ chức kinh doanh, lao động sản xuất theo phương án sắp xếp, đổi mới của Bộ Chính trị, Chính phủ. Mặc dù hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp nhưng công ty chưa có hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đáng kể. Nhiệm vụ chủ yếu của lãnh đạo đơn vị và nhân viên là tập trung quản lý bảo vệ rừng.

Chia sẻ về việc làm kinh tế của đơn vị, ông Phan Bá Nhã chỉ tay về hướng dàn máy móc chế biến gỗ tiền tỉ đã “đắp chiếu” nhiều năm nay. Ông Nhã cho biết, trước đây khi còn được khai thác gỗ thì đơn vị sử dụng nguồn lợi nhuận từ bán gỗ và chế biến lâm sản để đầu tư cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng, lương thưởng.

Sau khi đóng cửa rừng, nguồn thu của đơn vị hiện nay chủ yếu là tiền hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng với mức 450 ngàn đồng/ha/năm do Nhà nước chi trả. Ngoài ra, hàng năm đơn vị còn có thêm khoản lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Với tổng nguồn thu của đơn vị khoảng 7,3 tỉ đồng, trong khi đó, nhu cầu về chi phí để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo về rừng, phòng chống cháy rừng lớn hơn nhiều so với mức Nhà nước đang hỗ trợ và số tiền đơn vị đang thu được. Do đó đời sống, mức thu nhập của cán bộ, công nhân viên... thấp hơn nhiều so với thời kỳ còn lâm trường.

Chia sẻ về hoạt động kinh tế ở các công ty lâm nghiệp, ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông thừa nhận, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 7 công ty lâm nghiệp đang quản lý diện tích rừng và đất rừng rất lớn.

"Thế nhưng, hầu hết các công ty lâm nghiệp trên địa bàn có rất ít hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, chưa phát huy được giá trị kinh tế rừng. Hoạt động của các công ty lâm nghiệp vẫn là quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao" - ông Dần cho biết.

Còn nữa...

Chí Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết số 12/NQ-CP

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững