Xử lý tài sản công dôi dư sau sáp nhập - ''bài toán'' khó giải tại Thanh Hóa

Nhiều giải pháp đã được tỉnh Thanh Hóa đưa ra nhằm quản lý và sử dụng các tài sản công dôi dư, song thực trạng này vẫn đang là ''bài toán'' hết sức nan giải.
Các tài sản công dôi dư sau sáp nhập được tỉnh Thanh Hóa xử lý thế nào? Thanh Hóa: Dự án đường bộ ven biển nghìn tỷ có nguy cơ trễ hẹn

Nhiều tài sản công dôi dư sau sáp nhập

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành sắp xếp, sáp nhập 143 xã để thành lập 67 xã (giảm 76 xã), qua đó toàn tỉnh Thanh Hóa đã giảm số đơn vị hành chính cấp xã từ 635 xuống còn 559 xã, phường, thị trấn. Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đã góp phần tinh gọn bộ máy theo đúng chủ trương của Đảng. Nhiều đơn vị sau khi sáp nhập đã phát huy tối đa cơ sở vật chất hiện có cũng như nguồn lực về con người. Đồng thời, mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, tăng nguồn lực đầu tư để phát triển...

Tuy nhiên, sau sáp nhập đã xảy ra tình trạng dư thừa hàng trăm công trình, công sở, nhà văn hoá, đơn vị sự nghiệp công lập, gây lãng phí tài nguyên đất đai và ngân sách nhà nước.

Xử lý tài sản công dôi dư sau sáp nhập - ''bài toán'' khó giải tại Thanh Hóa
Nhiều công sở bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng sau sáp nhập. (Ảnh internet)

Tại phường An Hưng, TP. Thanh Hóa (phường An Hoạch và xã Đông Hưng sáp nhập thành phường An Hưng từ cuối năm 2019), công sở của phường An Hoạch cũ đã bị bỏ không, xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài ra, trên địa bàn phường An Hưng còn có 8 công trình công sở, trường học, nhà văn hoá, trụ sở công an bị bỏ không. Người dân và chính quyền địa phương đã kiến nghị rất nhiều lần, nhưng đến nay các tài sản công này vẫn chưa được sắp xếp.

Xử lý tài sản công dôi dư sau sáp nhập - ''bài toán'' khó giải tại Thanh Hóa

Nhiều hạng mục tại tòa nhà công sở đang xây dựng dang dở xã Quảng Phúc (huyện Quảng Xương) xuống cấp sau thời gian dài bị bỏ hoang. (Ảnh internet)

Theo tổng hợp từ Sở Tài chính Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 537 cơ sở nhà đất dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, thôn và sáp nhập đơn vị sự nghiệp công lập. Đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất của tất cả các cơ quan, đơn vị, huyện, thị xã, thành phố. Số cơ sở dôi dư sau sáp nhập đã được phê duyệt phương án là 455/537 cơ sở.

Trong đó, sẽ điều chuyển 83 cơ sở, thu hồi 17 cơ sở, bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 193 cơ sở; tạm giữ 20 cơ sở và chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý 142 cơ sở. Tuy nhiên, kết quả triển khai phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất dôi dư tại hầu hết các địa phương, đơn vị còn rất chậm.

"Bài toán" nan giải

Theo ông Hoàng Huy Tự, Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch, huyện Hà Trung cho biết: “Khó khăn sắp xếp tài sản công dôi dư chủ yếu là sau khi chuyển đổi công năng sang hình thức khác thì phải cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất phù hợp. Và việc cập nhật quy hoạch này cũng mất khá nhiều thời gian”.

Xử lý tài sản công dôi dư sau sáp nhập - ''bài toán'' khó giải tại Thanh Hóa
Xử lý tài sản công dôi dư sau sáp nhập, bài toán khó giải. (Ảnh: Minh Hải)

Còn ông Trương Trọng Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: “Khó khăn, vướng mắc chung là cơ chế chính sách, có những quy trình phải chờ ban hành hướng dẫn của Trung ương thì địa phương mới thực hiện được”.

Bên cạnh những nguyên nhân do bất cập từ các chính sách, quy định dẫn đến trình tự, thủ tục thực hiện để xử lý tài sản là nhà, đất sau sáp nhập phức tạp, kéo dài thì cũng phải thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn một số địa phương thiếu chủ động, chậm trễ trong triển khai các công việc, nhiệm vụ được giao.

Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá Trương Trọng Tuấn cũng đề nghị: “Cấp uỷ chính quyền địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ viên chức, lấy nhiệm vụ sắp xếp tài sản công dôi dư là nhiệm vụ đánh giá mức độ hoàn thành của cán bộ, quan tâm đến phê duyệt quy hoạch chung của xã để dễ dàng cho việc sắp xếp tài sản dôi dư sau sáp nhập, cử người trông coi, tránh tình trạng xuống cấp, gây lãng phí. Sở Tài chính sẽ ban hành kế hoạch đi kiểm tra các đơn vị để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của từng đơn vị”.

Mai Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết số 12/NQ-CP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố các địa điểm tổ chức bắn pháo hoa đón chào năm mới 2025 phục vụ người dân và du khách.
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các cán bộ không ngừng học hỏi và chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức cũng như quyết định của cấp có thẩm quyền.
Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Năm 2024, Sở Công Thương Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động