Thanh Hóa: Thách thức về thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường

Nhiều làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở tỉnh Thanh Hóa phát triển tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Lâm Đồng: Ô nhiễm nghiêm trọng tại các hồ lắng xung quanh hồ Xuân Hương Bắc Ninh: Kiên quyết xử lý các vi phạm về môi trường

Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng với hơn 300 doanh nghiệp khai thác khoáng sản các loại. Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn so với cả nước như: Đá granit và marble, đá vôi, sét các loại khoáng sản khác. Trong đó, hoạt động khai thác, chế tác đá mỹ nghệ được xem là mũi nhọn, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch đồng bộ từ đầu, phát triển tự phát, khiến hệ lụy ô nhiễm môi trường từ việc chế tác đá mỹ nghệ đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân; đây cũng là bài toán nan giải đối với cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa.

Hàng trăm cơ sở chế tác đá mỹ nghệ phát triển tự phát

Theo báo cáo của UBND huyện Vĩnh Lộc, trên địa bàn huyện có làng nghề chế tác đá Làng Mai, xã Vĩnh Minh (nay là xã Minh Tân) được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận làng nghề tại Quyết định số 3632/QĐ-UBND ngày 16/10/2013. Khi mới thành lập, làng nghề chế tác đá Làng Mai có 18 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh hoạt động chế tác đá mỹ nghệ.

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường
Một góc của làng nghề chế tác đá Làng Mai, xã Minh Tân (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), bụi đá dày hàng vài cm, gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân bức xúc.

Làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Làng Mai tạo việc làm cho 202 lao động. Trong đó, lao động thường xuyên 132 lao động, lao động thời vụ 70 lao động với thu nhập bình quân từ 8 đến 12 triệu đồng/lao động/tháng. Các sản phẩm từ làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xuất khẩu chiếm 20%, chủ yếu là tiêu thụ ở thị trường trong nước với 80%.

Nhiều năm qua, các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ ở làng nghề Làng Mai của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tạo việc làm cho nhiều lao động, mang lại thu nhập không nhỏ cho ngân sách Nhà nước; giúp người dân địa phương làm giàu là điều ai cũng nhìn thấy. Tuy nhiên, hệ lụy từ vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ lại là điều khiến nhiều người dân cảm thấy bất an và rất lo lắng!.

Chị Trịnh Thị Loan, trú tại xã Minh Tân than thở: "Mấy năm nay, gia đình tôi phải sống chung với bụi đá và tiếng ồn nên sức khỏe của cả gia đình bị ảnh hưởng, nhất là đường hô hấp. Chúng tôi lo lắm, cứ tình trạng này kéo dài thì mang bệnh nặng mất thôi".

Theo ghi nhận của phóng viên, dọc quốc lộ 217, đoạn qua xã Vĩnh Thịnh, Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm cơ sở sản xuất và chế tác đá. Khi các cơ sở này hoạt động, tiếng máy cưa, máy xẻ ầm ầm, kèm theo đó là bụi trắng xóa, nước thải chảy tràn lan. Cây cối, nhà cửa ở khu vực này luôn phủ trắng bụi đá, trời nắng thì bụi bay mù mịt, trời mưa thì lầy lội, khiến người dân rất bức xúc.

Anh Thuận, một người thường xuyên lái xe qua đoạn đường này chia sẻ: “Đoạn đường này rất hẹp, mặc dù thời gian qua đã được mở rộng hơn đôi chút nhưng mỗi lần đi qua đây đúng là ác mộng. Đi ô tô còn đỡ, chứ mỗi lần tôi đi xe máy qua đây thì quần áo sẽ đổi màu vì bụi đá”.

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường
Các cơ sở chế tác đá ở làng nghề Làng Mai tưới nước giảm bụi đã làm cho con đường lầy lội, khiến người dân trên địa bàn và người tham gia giao thông luôn bất an mỗi khi đi qua con đường này.

Ông Hoàng Văn Khải, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Tân cho biết, làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Làng Mai được Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa công nhận là làng nghề truyền thống từ lâu. Khi đó làng nghề có khoảng 18 hộ, chủ yếu sản xuất, chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ đá như: Bàn ghế, bia mộ, đá ốp lát … Từ khi được quy hoạch làng nghề, nơi đây ngày càng được mở rộng về số lượng và quy mô một cách tự phát và hiện toàn xã có 180 cơ sở sản xuất và chế tác các sản phẩm từ đá.

Có thể thấy, việc phát triển tự phát các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc thiếu sự quản lý, giám sát của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa; sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương đã khiến hệ thống nước thải, tiếng ồn và bụi đá bị quá tải, gây ô nhiễm môi trường là điều dễ hiểu.

Còn trên địa bàn huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa), hiện có khoảng 30 mỏ đá và mỏ đất đang đủ điều kiện khai thác và khoảng 10 cơ sở chế tác đá mỹ nghệ chủ yếu nằm trên địa bàn xã Hà Tân, Hà Phong, Hà Đông... Cũng tương tự như huyện Vĩnh Lộc, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá vẫn đang là "bài toán" nan giải với các cấp chính quyền và là vấn đề nhức nhối với người dân nơi đây.

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường
Để giảm thiểu bụi đá, bà Lê Thị Tuyến, thôn Đông Trung 1, xã Hà Bình, huyện Hà Trung ngày nào cũng vài lần tưới nước trước cửa nhà.

Bà Lê Thị Tuyến, một người dân sống tại thôn Đông Trung 1, xã Hà Bình, huyện Hà Trung chia sẻ: “Tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh các mỏ đó, xưởng đá đã diễn ra nhiều năm nay. Xe tải chở đá ra vào liên tục khiến nhà cửa, cây cối luôn trắng xóa. Người dân chúng tôi liên tục có ý kiến đến chính quyền xã nhưng không được xử lý dứt điểm”.

Bụi đá, nước thải, tiếng ồn là “đặc sản” tra tấn người dân

Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ riêng xã Hà Tân (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), nơi có nhiều mỏ đá đang hoạt động, dọc tuyến đường trục chính đã có hơn 10 cơ sở chế tác đá. Bụi đá, nước thải, tiếng ồn từ các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ là “đặc sản” tra tấn người dân nơi đây. Nước thải tràn lan, bụi từ bột đá, bụi đường quyện vào nhau, khiến người dân sinh sống ở đây và người tham gia giao thông mỗi khi qua lại vô cùng ngán ngẩm.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đặng Văn Thiện, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hà Trung cho biết: Mặc dù huyện Hà Trung có nhiều mỏ khoáng sản, trong đó có mỏ đá và các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ. Thế nhưng, trên địa bàn lại không được công nhận là làng nghề. Bên cạnh đó, các cụm công nghiệp còn dang dở, chưa hoàn thiện nên vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế tác đá vẫn còn nhức nhối. Mặc dù UBND huyện cũng liên tục có chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường của các đơn vị chế tác đá trên địa bàn.

“Do chưa được công nhận làng nghề, nên việc xử lý ô nhiễm môi trường phụ thuộc chính vào đề án, phương án bảo vệ môi trường của từng cơ sở, từng dự án độc lập. Đồng thời, trên địa bàn huyện được quy hoạch 2 Cụm công nghiệp đó là Hà Long 1 và Hà Lĩnh 2 nhưng mới chỉ đang trong quá trình làm hạ tầng, chưa thể di chuyển các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ để tập trung vào đó. Chính vì vậy kết nối hạ tầng, phương án bảo vệ môi trường chưa tập trung đồng bộ, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu chế tác đá mỹ nghệ vẫn chưa thể xử lý dứt điểm”- ông Thiện cho biết.

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường
Các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ ở xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa nước thải không qua hệ thống lắng đọng, mà chảy thẳng ra môi trường.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hậu, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc cho biết: Trên địa bàn xã có hơn 100 cơ sở sản xuất, chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ đá mỹ nghệ nằm dọc quốc lộ 217. Chính quyền địa phương cũng đang chờ khi cụm công nghiệp của huyện Vĩnh Lộc hoàn thành, sẽ di chuyển các cơ sở chế tác đá vào sản xuất tập trung, giải quyết dứt điểm được tình trạng ô nhiễm.

Không chỉ chính quyền địa phương, mà các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ trên địa bàn các huyện Vĩnh Lộc, Hà Trung cũng đang mòn mỏi chờ đợi nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các cụm công nghiệp trên địa bàn, để các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ sớm được di dời đến cụm công nghiệp.

Bài 2: Nan giải “bài toán” môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Thanh Hóa

Hoàng Minh - Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu và trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản

Thanh Hóa tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu và trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản

Lai Châu: Tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản mới của Trung ương

Lai Châu: Tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản mới của Trung ương

Thanh Hóa: Dầu thô của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm 82,3% tổng số thu ngân sách tháng 5/2024

Thanh Hóa: Dầu thô của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm 82,3% tổng số thu ngân sách tháng 5/2024

5 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp và thương mại của Nam Định tăng cao

5 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp và thương mại của Nam Định tăng cao

Lâm Đồng: Chấn chỉnh thái độ "hách dịch" của nhân viên Văn phòng đăng ký đất đai

Lâm Đồng: Chấn chỉnh thái độ "hách dịch" của nhân viên Văn phòng đăng ký đất đai

Đồng Nai: Gia hạn thêm 30 ngày cao điểm giải phóng mặt bằng 3 dự án trọng điểm

Đồng Nai: Gia hạn thêm 30 ngày cao điểm giải phóng mặt bằng 3 dự án trọng điểm

Công ty Cổ phần cấp nước Chư Sê bị cắt điện do nợ tiền

Công ty Cổ phần cấp nước Chư Sê bị cắt điện do nợ tiền

Thu hồi đất làm cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: Hơn 100 hồ sơ có dấu hiệu bị tẩy xóa

Thu hồi đất làm cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: Hơn 100 hồ sơ có dấu hiệu bị tẩy xóa

Quảng Ngãi: Bảo tồn đồng muối truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Quảng Ngãi: Bảo tồn đồng muối truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Lào Cai: Thực hiện quyết liệt công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Lào Cai: Thực hiện quyết liệt công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Quảng Bình: Nhiều dự án có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công bằng 0%

Quảng Bình: Nhiều dự án có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công bằng 0%

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình

Nam Định: 6 tháng, tổng sản phẩm GRDP ước tăng 8 - 8,5%

Nam Định: 6 tháng, tổng sản phẩm GRDP ước tăng 8 - 8,5%

Lào Cai: Xe tải lật xuống vực làm 3 người bị thương

Lào Cai: Xe tải lật xuống vực làm 3 người bị thương

Cách làm mới, thiết thực nhằm đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ vải thiều

Cách làm mới, thiết thực nhằm đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ vải thiều

Đồng Nai: Mong muốn đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại trong khu vực

Đồng Nai: Mong muốn đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại trong khu vực

Tập đoàn Sơn Hải đề xuất đầu tư cao tốc nối Khánh Hòa và Lâm Đồng

Tập đoàn Sơn Hải đề xuất đầu tư cao tốc nối Khánh Hòa và Lâm Đồng

Lạc Hồng Palace - Bông hoa giữa lòng phố Cảng

Lạc Hồng Palace - Bông hoa giữa lòng phố Cảng

Tuyên Quang: Xúc tiến đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Xúc tiến đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Xem thêm