Thứ hai 23/12/2024 12:23
Tiêu hủy hàng giả hàng kém chất lượng: Giải bài toàn môi trường

Bài 1: Thiếu hành lang pháp lý cho tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng

Việc tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng trong quá trình thu giữ của cơ quan chức năng là vấn đề về môi trường được quan tâm khi mà thiếu hành lang pháp lý

Chính sách thiếu và không đồng bộ

Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn việc buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Số lượng các vụ việc được phát hiện, xử lý ngày càng nhiều.

Giai đoạn 2020-2022, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã phát hiện, xử lý trên 151 nghìn vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1.272 tỷ đồng với số lượng hàng hóa lên đến hàng chục ngàn tấn.

Hàng giả, hàng kém chất lượng được lực lượng quản lý thị trường thu giữ

Ngày 26/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định đã đưa ra nhiều qui định bắt buộc phải tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng bị phát hiện, thu giữ.

Ông Ngô Đức Thanh – Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương cho biết: Việc xử lý số hàng hóa vi phạm nói trên gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là chính sách và các quy định cho việc xử lý, tiêu hủy hàng hóa vi phạm hiện chưa đồng bộ, cụ thể đối với từng nhóm hàng, loại hàng hóa.

Bên cạnh đó, việc tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng trong quá trình phát hiện, thu giữ của cơ quan chức năng đã và đang là vấn đề về môi trường được quan tâm.

Theo ông Thanh, hàng giả, hàng kém chất lượng rất đa dạng với nhiều chủng loại. Từ các mặt hàng nông sản, thực phẩm cho đến hàng hóa tiêu dùng bị tịch thu thuộc diện tiêu hủy chủ yếu được đưa đi tiêu hủy tại các bãi rác địa phương. Nhiều mặt hàng, do tính chất lý hóa, sau khi tiêu hủy đã gây ô nhiễm môi trường mà cho đến nay vẫn chưa tính toán được mức độ ô nhiễm.

Có những mặt hàng còn có giá trị lớn, còn giá trị sử dụng nếu tiêu hủy có thể gây lãng phí, do đó, cần có những chính sách thí điểm tái chế và xử lý đối với các mặt hàng này. Chỉ những mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng không có giá trị sử dụng, gây hại cho sức khỏe con người… bắt buộc phải tiêu hủy” – ông Thanh đề xuất.

Thực tế hiện nay, hàng hóa, tang vật tịch thu theo qui định cần phải phân loại để quản lý, xử lý, tiêu hủy đảm bảo vệ sinh môi trường và có ích cho xã hội, nhưng cơ quan chức năng chủ yếu phân loại theo tính chất của hàng hóa và sử dụng phương pháp cơ học đập vỡ, cắt bỏ... sau đó đưa đi đốt hoặc chôn lấp.

Các chính sách quản lý và tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường của Việt Nam còn gặp phải một số vấn đề liên quan đến tính thống nhất của các quy định pháp lý làm cơ sở cho quản lý nhà nước từ quy trình lưu giữ hàng hóa vi phạm đến khi thực hiện xử lý tiêu hủy. Các vấn đề phát sinh trong thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện, bổ sung chính sách quản lý và tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hiện hành ở nước ta phù hợp với bố cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn đang là xu thế tất yếu hiện nay và trong thời gian tới”- ông Thanh nhấn mạnh.

Nhiều Bộ, ngành cùng quản lý

Hiện nay việc bắt giữ hàng hóa vi phạm là hàng giả, hàng kém chất lượng do nhiều lực lượng chức năng thuộc các Bộ, ngành xử lý gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính... Trong đó, Tổng cục Quản lý thị trường là cơ quan thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính về quản lý và xử lý vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng sản xuất lưu thông trên thị trường.

Theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý rất nhiều vụ vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng, xảy ra nhiều tại các tỉnh có cửa khẩu, đường biên giới giáp ranh với các nước láng giềng bên cạnh Việt Nam và các thành phố lớn do Cục Quản lý thị trường địa phương phát hiện, thu giữ.

Hàng giả, hàng kém chất lượng sau khi tịch thu, lưu giữ được các lực lượng chức năng tiêu hủy bằng hai hình thức: Tự thực hiện tiêu hủy hoặc thuê đơn vị có chức năng xử lý, tiêu hủy tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa.

Công tác tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng đang là vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý

Một số mặt hàng nguy hại đến môi trường như thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm giả…sẽ chuyển giao cho cơ quan chuyên môn xử lý. Ngoài ra, hàng hóa vi phạm còn được xử lý bằng hình thức buộc đối tượng vi phạm tự tiêu hủy có sự giám sát của cơ quan chức năng và các cơ quan chuyên môn khác.

Thông thường, tùy theo từng loại hàng hóa, hình thức xử lý đối với hàng giả hàng kém chất lượng được phân theo như rác thải không nguy hại và nguy hại.

Tuy nhiên do nhiều cơ quan quản lý, hành lang pháp lý thiếu và chưa đồng bộ dẫn đến các cơ quan quản lý gặp nhiều vướng mắc trong xử lý, tiêu hủy. Mỗi một nhóm hàng hóa lại có một cách phân loại, một phương thức tiêu hủy khác nhau và ngay tại mỗi địa phương cũng có phương thức tiêu hủy khác nhau.

Thêm vào đó, hoạt động của các cơ quan chức năng còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp của các cơ quan liên quan đối với việc thực thi quản lý, xử lý và tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp, cơ sở xử lý môi trường được cấp phép của Bộ TN&MT ở một số địa phương còn thiếu, nhiều địa phương không có cơ sở xử lý chất thải nguy hại gây khó khăn trong phương án xử lý tiêu hủy của các cơ quan chức năng; chưa có quy định, hướng dẫn của Bộ, ngành về phân loại, xử lý cụ thể đối với từng nhóm hàng hóa là hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường để các cơ quan chức năng có cơ sở thống nhất thực hiện.

Đó là chưa kể đến vấn đề kinh phí/ngân sách phục vụ cho công tác quản lý, giám định, xử lý tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng còn nhiều vướng mắc, khó khăn và hạn chế để thực hiện trong thực tiễn.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: buôn bán hàng giả

Tin cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024