Thứ hai 25/11/2024 20:29

Bắc Ninh: Hàng trăm nhà ở bị tốc mái; địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão

Cơn số 3 càn quét qua tỉnh Bắc Ninh đã khiến 560 công trình nhà cấp 4, công trình phụ của nhân dân bị tốc mái; nhiều trường học, chợ dân sinh bị hư hỏng.

Bão số 3 bắt đầu đổ bộ vào tỉnh Bắc Ninh từ trưa ngày 7/9, tâm bão ảnh hưởng trực tiếp bắt đầu từ 14 - 20 giờ 30 ngày 7/9. Dù đã chuẩn bị ứng phó ở mức độ cao nhất, song do bão có cường độ mạnh đã khiến nhiều công trình, diện tích nông nghiệp, cây xanh trên địa bàn Bắc Ninh bị thiệt hại.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh có 560 công trình chủ yếu là nhà cấp 4 và các công trình phụ trợ đã bị tốc mái. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại huyện Thuận Thành với 283 công trình bị ảnh hưởng. Các huyện: Lương Tài (98 công trình), Gia Bình (42 công trình), Tiên Du (45 công trình), Yên Phong (37 công trình), Từ Sơn (23 công trình), TP. Bắc Ninh (32 công trình).

Không chỉ nhà ở, bão Yagi còn gây thiệt hại cho trường học, chợ với 31 công trình bị hư hỏng và tốc mái, tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Phong (5 công trình), Quế Võ (7 công trình) và Thuận Thành (17 công trình).

Đáng chú ý, diện tích lúa mùa đang trong giai đoạn trổ bông đã bị bão làm đổ, gây úng ngập hơn 8.200ha. Thiệt hại nặng nhất là thị xã Thuận Thành 2.800ha; thị xã Quế Võ: 2.000ha. Diện tích cây rau màu bị thiệt hại hơn 555ha.

Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở xử lý cây xanh bị bão quật đổ. Ảnh: Bacninh.gov.vn

Do ảnh hưởng của mưa bão, từ 16 giờ 30 ngày 7/9 đến nay, nhiều khu vực trong toàn tỉnh bị mất điện. Nguyên nhân do 7 đường dây 110KV bị sự cố không vận hành được; 1 trạm biến áp 110KV tại Khu công nghiệp Quế Võ 2 bị mất điện. 127/280 đường dây trung áp bị sự cố, trong đó có 23/130 đường dây cấp cho khu công nghiệp, 104/150 đường dây cấp cho dân sinh; 61 trạm bơm tiêu úng bị mất điện không vận hành được.

Cơn bão số 3 cũng đã làm ảnh hưởng đến hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin tại PC Bắc Ninh đứt 7 tuyến cáp quang liên tỉnh và nội tỉnh làm ảnh hưởng lớn đến công tác kết nối, khắc phục sự cố. Ngành Điện đã khẩn trương điều động 100% quân số, cùng với sự hỗ trợ về nhân lực vật lực từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc, xuyên đêm khắc phục sự cố.

Với sự nỗ lực của ngành Điện đã cấp điện trở lại cho hơn 130.000 khách hàng, vẫn còn hơn 180.000 khách hàng bị mất điện. Các cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất trọng điểm cơ bản được cấp điện trở lại. Công ty Điện lực Bắc Ninh vẫn đang tiếp tục khẩn trương, dồn tổng lực để nhanh chóng khắc phục sự cố cấp điện trở lại sớm nhất cho khách hàng còn chưa có điện.

Với mục tiêu đảm bảo an toàn cho nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do mưa bão gây ra, ngay từ khi có thông tin về bão, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bão nhằm kịp thời ứng phó khẩn cấp với các tình huống có thể xảy ra.

Để chủ động tập trung ứng phó bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành 4 văn bản hỏa tốc; Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành 1 công điện hỏa tốc và 2 công văn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 2 công văn gửi các ngành, đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 và đề nghị các địa phương chỉ đạo trong thời gian bão đổ bộ tổ chức tuyên truyền và khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài đường nếu không thật sự cần thiết; Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành 1 công văn về việc cho trẻ mầm non và học sinh nghỉ học để phòng, chống bão số 3.

Ngay từ đầu giờ sáng ngày 7/9 khi bão đổ bộ vào đất liền, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh - ông Vương Quốc Tuấn - trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó cơn bão số 3 tại khu tập thể Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Hồ điều hòa TP. Bắc Ninh. Chủ tịch UBND tỉnh đã gặp gỡ, vận động từng hộ gia đình đang sinh sống tại Khu tập thể 3D và Khu tập thể 2A, đây là những khu nhà lâu năm có cơ sở vật chất bị xuống cấp, nhanh chóng di dời đến nhà người thân hoặc tới những nơi an toàn khác để tránh bão số 3.

Đồng thời, yêu cầu ngành y tế chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn phương án di chuyển người bệnh, thiết bị y tế, tài sản ở các vị trí thấp sang vị trí khác nếu có tình huống úng lụt xảy ra, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng người bệnh và không hư hỏng tài sản; tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân…

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?