Thứ hai 25/11/2024 17:59

Bắc Mê - sức hút mới của du lịch Hà Giang

Nằm ở phía Đông của tỉnh Hà Giang, sở hữu di tích lịch sử Căng Bắc Mê rêu phong cổ kính và dòng sông Gâm xanh tươi, hiền hòa, vì thế, Bắc Mê đang nỗ lực để trở thành một điểm đến thu hút du khách trên bản đồ du lịch của cao nguyên đá.
Bắc Mê còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc

Tuy không còn nguyên vẹn và do thời tiết khắc nghiệt đã rêu phong Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Căng Bắc Mê, nhưng có thể chính điều đó lại giúp giữ nguyên vẻ trầm mặc, dấu ấn thời gian và sự thâm u một thời nơi đây. “Căng” theo nghĩa tiếng Pháp là đồn lính. Trước năm 1939, Căng Bắc Mê là một đồn binh nhỏ của Pháp dựng lên để kiểm soát toàn bộ tuyến giao thông Hà Giang - Tuyên Quang - Cao Bằng. Từ sau năm 1939, Pháp đã cho xây thêm các khu nhà giam, để giam những cán bộ cách mạng bị bắt nhưng chưa kết án được. Nơi đây từng giam giữ đồng chí Xuân Thủy, đồng chí Nguyên Hồng, đồng chí Khuất Duy Tiến, đồng chí Trần Cung,…

Không chỉ có ý nghĩa lịch sử, Căng Bắc Mê hiện là một điểm đến được nhiều du khách yêu thích bởi khung cảnh trầm mặc, rêu phong, đậm dấu thời gian và hoàn toàn không có bóng dáng của thương mại hóa, kinh doanh tự phát,… làm mất đi màu sắc cổ kính và không gian tự nhiên.

Di tích Căng Bắc Mê rêu phong

Khác với Căng Bắc Mê, sông Gâm được biết tới là cánh cung xanh của núi rừng. Bắt nguồn từ vùng núi cao 2.000m của Vân Nam, Trung Quốc, vào Việt Nam từ Cao Bằng, sông Gâm đoạn chảy qua Bắc Mê tạo nên nhiều thắng cảnh sông nước, núi rừng nên thơ và không kém hùng vĩ. Giữa hai bên núi đồi trùng điệp, dòng sông Gâm như một cánh cung dài hơn 200km chảy qua Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, rồi nhập dòng với sông Cả để thành sông Lô hùng vĩ. Với màu xanh lục đặc trưng của các dòng sông miền núi Hà Giang, nhưng sông Gâm không hiểm trở như sông Nho Quế, mà hiền hòa, êm ả giữa núi rừng trùng điệp. Chính vì thế, đoạn sông chảy qua huyện Bắc Mê đã trở thành không gian cho lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch của Bắc Mê.

Hàng năm, vào mùa nước đầy và yên ả (thường từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau), chính quyền và người dân huyện Bắc Mê thường tổ chức các lễ hội đua bè mảng, lễ hội cầu mưa, lễ hội cúng thần sông,… tạo nên những nét văn hóa đặc sắc, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm. Đặt biệt, thời gian gần đây, trong quy hoạch và chương trình hành động phát triển du lịch huyện, chính quyền Bắc Mê đã tổ chức nhiều tour du lịch đi thuyền trên sông Gâm để các công ty lữ hành có thể thiết kế, tổ chức tour thu hút du khách, nhằm phát triển du lịch tỉnh Bắc Mê.

Du lịch sông Gâm rất thích hợp cho các đoàn vãn cảnh, hoạt động teambuilding trên nước, tổ chức các trò chơi trải nghiệm thực tế, mạo hiểm như zipline, chèo thuyền kayak, đua bè mảng,… Để phục vụ cho các hoạt động này, huyện Bắc Mê đang kêu gọi các doanh nghiệp lữ hành cùng tham gia với huyện để đầu tư, xây dựng, khai thác trên nguyên tắc giữ nguyên cảnh quan thiên nhiên, không phá vỡ và hạn chế tác động đến tự nhiên.

Đua thuyền trên sông Gâm

Trong kế hoạch phát triển và khai thác tiềm năng du lịch của Bắc Mê, những năm qua, chính quyền địa phương đã phối hợp với doanh nghiệp, người dân xây dựng những làng văn hóa du lịch cộng đồng, quy hoạch và gìn giữ các làng nghề truyền thống, như làng thổ cẩm Yên Cường, làng rèn thủ công Giáp Trung, làng văn hóa homestay bản Lạn, bản Khén, bản Noong. Đây trở thành những điểm đến thú vị cho du khách khi khám phá Bắc Mê. Du khách đến với Bắc Mê có thể tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, trải nghiệm khám phá văn hóa các dân tộc nơi đây với nhiều hoạt động vẫn giữ gìn trọn vẹn như lễ cưới người Dao đỏ, lễ cấp sắc, lễ cầu mưa,… hay sinh hoạt cùng dân bản trong những homestay giữa bản làng hoang sơ nhưng vẫn đủ tiêu chí để phục vụ du khách.

Nhằm giới thiệu rõ nét hơn về các giá trị lịch sử của Bắc Mê, mới đây, UBND huyện Bắc Mê đã tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch, hội thảo về Di tích lịch sử cấp quốc gia Căng Bắc Mê và Lễ hội đua bè mảng lần thứ III năm 2018. Thông qua chương trình này, Bắc Mê muốn giới thiệu đến giới chuyên môn, các công ty lữ hành và du khách bốn phương về di tích lịch sử cấp quốc gia Căng Bắc Mê, giới thiệu các thắng cảnh du lịch, làng văn hóa, làng nghề truyền thống, các nét văn hóa đặc sắc của những dân tộc sinh sống ở Bắc Mê, Hà Giang).

Theo ông Ma Văn Tẻo - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê - những năm qua, di tích lịch sử Căng Bắc Mê luôn được tỉnh, huyện quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, tư liệu hóa, xây dựng và từng bước thực hiện các hạng mục tôn tạo, phát huy giá trị khu di tích. Bên cạnh công tác quản lý, bảo tồn di tích lịch sử Căng Bắc Mê, huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có ý thức, trách nhiệm bảo vệ di tích; tiếp tục sưu tầm tư liệu đối với các di tích có giá trị quan trọng về lịch sử, khoa học, văn hóa đã được khẳng định trên địa bàn huyện. Mặt khác, huyện ban hành các văn bản chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể, các xã, thị trấn; đặc biệt là phòng giáo dục phối hợp với huyện đoàn tổ chức các hoạt động như: hướng về cội nguồn, giao lưu, dã ngoại, nói chuyện truyền thống nhằm giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa và giáo dục truyền thống lý tưởng cách mạng, lòng yêu quê hương đất nước cho các thế hệ trẻ; giới thiệu cho du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu...

Với những trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, văn hóa đặc sắc phong phú, hoạt động khám phá đa dạng, Bắc Mê có thể là điểm đến trong cung đường chinh phục Hà Giang từ cao nguyên đá, huyện Mèo Vạc vắt sang. Bắc Mê cũng hoàn toàn có thể là một hành trình khám phá trải nghiệm độc lập cho du khách, một điểm đến nhiều thú vị, đặc sắc vừa được tô đậm trên bản đồ du lịch Hà Giang.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?