Thứ tư 06/11/2024 04:42

Bạc Liêu đặt mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu hàng hoá đạt 2 tỷ USD

Bạc Liêu đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm đạt khoảng 1,7 tỷ USD.

UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ban hành kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2023 - 2030. Kế hoạch này nhằm cụ thể hóa những quan điểm, mục tiêu, định hướng, những giải pháp thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưỏng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Bạc Liêu sẽ chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Mục tiêu này dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Bạc Liêu đặt mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu hàng hoá đạt 2 tỷ USD - Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân 9,5 đến 10,5%/năm; quy mô GRDP năm 2030 gấp 3,5 đến 4 lần so với năm 2020. GRDP bình quân trên người đạt khoảng 187 triệu đồng (theo giá hiện hành) và năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8 đến 8,5%/năm.

Phát triển hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu tạo nền tảng chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phấn đấu tỷ lệ kinh tế số chiếm khoảng 20 - 25% GRDP.

Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 29,0%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 36,4%; khu vực dịch vụ khoảng 32,0%, còn lại là thuế trừ trợ cấp sản phẩm.

Bạc Liêu cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 2 tỷ USD (trong đó xuất khẩu tôm đạt khoảng 1,7 tỷ USD).

Đồng thời, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng phương án tiếp cận, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đảm bảo 100% cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm trến địa bàn tỉnh áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo quy định. Ưu tiên phát triển hợp lý nguồn điện trên địa bàn tỉnh tại các vị trí có tiềm năng; tập trung thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và năng lượng mới.

Bên cạnh các mục tiêu về kinh tế, Bạc Liêu cũng đặt mục tiêu xây dựng lối sống xanh, hài hòa với thiên nhiên để nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới gắn với các mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.

Trong đó, phát triển đồng bộ hạ tầng điện lực, thủy lợi, cấp thoát nước, các khu, cụm công nghiệp, các công trình bảo vệ môi trường. Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định như trên 50% đối với đô thị loại II trở lên, trên 20% đối với đô thị còn lại; 100% khối lượng nước thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt khoảng 90% vào năm 2030.

Cùng với đó, hướng đến 100% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường thay thế cho các sản phấm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy. Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch, sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Đến năm 2030, tỷ lệ dân cư đô thị tỉnh Bạc Liêu được sử dụng nước sạch đạt trên 98%, dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt trên 80%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân hàng năm 1%; 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Trong năm 2023, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bạc Liêu cán mốc 1 tỷ USD, trong đó mặt hàng tôm đông lạnh ước đạt 973,6 triệu USD.

Theo Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bạc Liêu ước đạt hơn 370 triệu USD, bằng 32% kế hoạch năm (tăng 9,6% so cùng kỳ năm trước). Trong đó, tôm đông lạnh ước đạt 353,79 triệu USD, đạt hơn 31% kế hoạch năm (tăng hơn 6,9% cùng kỳ).

Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có 45 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, với dây chuyền thiết bị hiện đại và công suất chế biến thiết kế khoảng 294.000 tấn/năm. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh Bạc Liêu vẫn duy trì tốt các thị trường truyền thống để tăng kim ngạch xuất khẩu, như: Nhật Bản, EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Tăng trưởng xanh

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ