Thứ hai 21/04/2025 17:48

Bắc Giang: Ba kịch bản xuất khẩu và tiêu thụ vải thiều

Dịch Covid- 19 sẽ gây gián đoạn thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu trong khi đó chỉ khoảng 1 tháng nữa là đến mùa vụ thu hoạch vải thiều. Hiện, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng 3 kịch bản xuất khẩu và tiêu thụ vải thiều.    

Ngày 26/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ đi kiểm tra tình hình sản xuất quả vải, công tác chuẩn bị cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Năm 2020, tỉnh Bắc Giang có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 ha, tăng 10.000 tấn so với năm 2019; trong đó vải sớm 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn. Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh có 15.000 hai, chiếm 53% tổng diện tích toàn tỉnh, sản lượng ước đạt 110.000 tấn, chiếm gần 69% tổng sản lượng.

Vải sớm thu hoạch từ ngày 20/5 đến mùng 5/6

Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp; trong đó, có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103 ha thuộc các xã: Hồng Giang, Nam Dương, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp của huyện Lục Ngạn và xã Phúc Hòa của huyện Tân Yên. Vải sớm thu hoạch từ ngày 20/5 đến mùng 5/6, vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10/6.

Ông Dương Văn Thái- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, công tác chuẩn bị xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản đã được hoàn thành. Về tiêu thụ vải thiều phương châm của địa phương là tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường, trước hết là đối với những thị trường truyền thống, trong đó, đặc biệt quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân và doanh nghiệp đến kết nối thu mua vải thiều.

Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch Covid- 19 hiện nay, Bắc Giang đã chủ động xây dựng các kịch bản cụ thể đối với tiêu thụ vải thiều. Theo đó, đối với kịch bản thuận lợi nhất, đó là xuất khẩu sang các thị trường, các thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai là khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba là khó khăn nhất là không xuất khẩu được.

Cũng theo ông Dương Văn Thái, trước diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid- 19 tỉnh sẵn sàng khởi động cả 3 cái kịch bản này trong mọi tình huống chủ động tốt nhất để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, tiêu thụ được sản phẩm. Trong đó, đặc biệt chú trọng thị trường trong nước với tiềm năng với khoảng 100 triệu dân, khai thác tốt thị trường trong nước thì sản lượng vải của Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra. Tỉnh Bắc Giang cũng mong muốn các Bộ ngành liên quan cùng hỗ trợ địa phương trong công tác xuất khẩu.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, vụ vải năm nay sẽ còn chịu tác động bởi hai yếu tố, đó là diễn biến thời tiết bất thuận có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm giá trị; dịch Covid- 19 sẽ gây gián đoạn thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu.

Đánh giá cao về cơ cấu mùa vụ vải của Bắc Giang với 30% diện tích vải vụ sớm cùng với 3 kịch bản cho sản xuất, xuất khẩu, tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị tỉnh cần tiếp tục rà soát kỹ hơn các kịch bản bởi Bắc Giang – địa phương chiếm đến 50% tổng sản lượng vải cả nước. Bắc Giang cần chú ý kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ thực vật để đảm bảo năm nay tiếp tục có vụ vải được mùa, được giá.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh đẩy mạnh ứng dụng AI trong chỉ đạo, điều hành

TP. Hồ Chí Minh: Cấm nhiều tuyến đường trong dịp lễ 30/4

Vĩnh Phúc xúc tiến đầu tư tại Ấn Độ: Kết nối giáo dục, y tế

Cần Thơ hợp nhất: Cơ hội bứt phá cho ngành chế biến nông sản

Lai Châu: Khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Quảng Bình: Phát triển khu công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm

Cựu binh Đà Nẵng hiến đất mở đường, góp xây quê hương

Cần Thơ ‘chuyển mình’ với xu hướng thanh toán không tiền mặt

Lắng nghe người dân, Quảng Nam lấy ý kiến lại về tên gọi xã, phường

Long trọng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Bình Thuận

Thái Bình: Chi tiết tên gọi dự kiến 65 xã, phường mới sau sắp xếp

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Sau sắp xếp, tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ có 65 xã, phường

Cà Mau khởi công, khánh thành 3 dự án gần 6.400 tỷ

Thanh Hóa sẽ có 7 phường với tên gọi Hạc Thành 1-4, Đông Sơn 1-3

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 20-22/4/2025 mới nhất

Điện Biên tri ân những người làm nên mùa Xuân đại thắng

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Điện Biên: Khởi công khu tưởng niệm liệt sĩ Phạm Văn Cường

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm