Thứ sáu 08/11/2024 19:25

Áp lực phí logistics tăng, doanh nghiệp kiến nghị TP. Hồ Chí Minh không thu phí cầu cảng

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kể từ khi HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua Nghị quyết về mức thu phí sử dụng hạ tầng logistics trên địa bàn thì phí càng thêm chồng phí đè nặng lên vai các doanh nghiệp. Điều này cũng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn vì khủng hoảng kinh tế do Covid.

Cuối năm 2020, Kỳ họp thứ 23 của HĐND TP. Hồ Chí Minh Khóa IX đã thông qua quyết định ban hành mức thu phí logistics đối với việc sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích, công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển. Mức thu phí này áp dụng đối với các lô hàng xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng hóa quá cảnh, truyền khẩu tại tất cả cảng biển trên địa bàn.

Theo đó, tại các cửa khẩu, cảng biển đã áp mức thu phí cao: 2,2 triệu đồng trên cont/20 feet và 4,4 triệu đồng/cont 40 feet hàng khô đối với hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh chuyển khẩu; 500.000 đồng/cont 20 feet và 1,1 triệu đồng/cont 40 feet hàng khô; 30.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container với hàng nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP. Hồ Chí Minh… Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho rằng mức thi phí này đang tạo ra nhiều bất hợp lý, gây chồng phí đối với mục tiêu xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng.

Điển hình với thủy sản. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dẫn chứng trường hợp của doanh nghiệp từ Khánh Hòa vận chuyển hàng vào cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh) sẽ phải di chuyển qua 7 trạm thu phí BOT. Mỗi cont phải đóng tiền qua trạm 360.000 đồng cho cả hai lượt đi và về. Như vậy 1 container hàng doanh nghiệp đã phải trả thêm phí cầu đường là 2,5 triệu đồng/cont và với 3.000 cont xuất khẩu/năm thì doanh nghiệp này đã phải trả 7,5 tỷ đồng tiền phí trạm BOT. Nay nếu gánh thêm khoản phí mới này, doanh nghiệp ở ngoài ở TP. Hồ Chí Minh sẽ phải trả thêm khoảng 5,5 tỷ đồng/năm.

Còn với doanh nghiệp gỗ, ông Nguyễn Văn Sang - Giám đốc điều hành Công ty CP XNK Hàng Việt - cho biết, hiện nay chi phí logistics đang chiếm từ 3 - 5% giá thành sản phẩm của gỗ xuất khẩu. Nếu thêm các khoản phí khác sẽ là gánh nặng lớn với doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Tương tự, với một doanh nghiệp xuất khẩu gạo, chi phí vận chuyển gạo từ An Giang lên TP. Hồ Chí Minh hiện khoảng 8 triệu đồng/container 25 tấn. Do đó doanh nghiệp này cũng quan ngại với mức thu mới sẽ đội phí thêm, gây áp lực cho doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tính đến phương án vận chuyển theo phương thức đường thủy để giảm chi phí. Tuy nhiên, hệ thống vận tải thủy nội địa hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, khi mùa khô vào cao điểm thì việc sà lan đi lại qua các cửa sông phải canh theo thủy triều lên xuống rất phức tạp và mất thời gian.

Không chỉ gây áp lực lớn về chi phí tăng cao, các doanh nghiệp cho biết việc tổ chức thu phí theo một kênh thu khác cũng là bất hợp lý và không khả thi, tạo thêm thủ tục nộp phí mà doanh nghiệp phải làm. Đồng thời, quy định mới của TP. Hồ Chí Minh cũng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp mở tờ khai tại TP và ngoài TP. Điều này cũng sẽ gây tắc nghẽn mạng hải quan của thành phố, khiến ách tắc trong quá trình thực hiện nếu tất cả doanh nghiệp ngoài thành phố đồng loạt chuyển hết về khai báo tại hải quan ở TP. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, hầu hết tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung đều có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu chế biến, gia công và tái xuất thành phẩm. Như vậy sẽ phải chịu phí 2 lần cho 1 container hàng hóa (cả nhập và xuất).

“Hiện nay hơn 70% lượng hàng thủy sản xuất nhập khẩu thủy sản đang tập trung tại các cảng biển TP. Hồ Chí Minh. Các chi phí logisitcs của Việt Nam đang ở mức cao so với các nước trong khu vực, làm giảm sức cạnh tranh đáng kể của các doanh nghiệp. Và quy định thu phí mới này sẽ gia tăng thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp trong bối cảnh họ đang phải vật lộn với khó khăn vì đại dịch như hiện nay”, đại diện VASEP cho biết.

Từ những bất cập trên, VASEP vừa gửi Công văn số 45/CV-VASEP tới Bộ Tư pháp, đề xuất nội dung dự kiến rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19. Trong đó kiến nghị Bộ Tư pháp báo cáo và đề nghị Chính phủ có ý kiến với HĐND, UBND TP. Hồ Chí Minh xem xét không thu các loại phí đã nêu, ít nhất là cho đến ngày 31/12/2021; đồng thời điều chỉnh các mức thu nói trên giảm xuống theo hướng không coi đây là nguồn thu đóng góp cho ngân sách chính cho TP. Hồ Chí Minh.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn 5 tỷ USD dừng vận hành thương mại?

Khai mạc triển lãm quốc tế về sản phẩm chăm sóc sức khỏe và phong cách sống năm 2024

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Diễn đàn doanh nhân nữ Việt Nam: Tăng cơ hội cho phụ nữ trong kỷ nguyên 'chuyển đổi kép'

Airport Dimensions và SASCO hợp tác nâng tầm trải nghiệm hàng không Việt Nam

OCB được vinh danh Thương hiệu quốc gia lần thứ 3 liên tiếp

Chubb Life Việt Nam mở rộng văn phòng đối tác Infinity tại Cần Thơ và Hưng Yên

Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024

Vinalink Group: Hành trình lan tỏa yêu thương và thực hiện trách nhiệm cộng đồng

PV GAS được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 26,5% trong tháng 10

Cuộc thi Nhập vai 2024: Khi cảm xúc là 'điểm tựa' chạm đến trái tim khách hàng

Supe Lâm Thao là một trong những nhân tố giúp ngành chè Việt Nam phát triển bền vững

Doanh nghiệp bất động sản sắp xếp nguồn lực, sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng mới

Coteccons được vinh danh 'Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024'

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và GEAPP hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh

Tôn Đông Á - 26 năm hành trình 'cùng xây cuộc sống xanh'

Tập đoàn Phenikaa lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

ROX iPark được vinh danh là doanh nghiệp tăng trưởng xanh