Thứ sáu 09/05/2025 20:17

Áp lực chi phí lớn, doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị dừng thu phí cảng biển

Việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh thời điểm này đang tăng thêm gánh nặng, giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp và cần tạm dừng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển sau dịch.

Một tuần sau khi TP. Hồ Chí Minh chính thức áp dụng thu phí hạ tầng cảng biển, ông Trần Quốc Mạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco) cho biết, cùng với những chi phí cố định đang "leo thang", với mỗi container gỗ xuất khẩu, doanh nghiệp này đang bị đội lên vài triệu đồng.

Theo tính toán của ông Mạnh, với khoảng trên 20 cont hàng xuất khẩu mỗi tháng, công ty sẽ phát sinh thêm gần trăm triệu đồng. "Đây là một khoản chi phí rất lớn. Trong khi thời điểm này nhiều tác động từ diễn biễn không thuận lợi của kinh tế và chính trị thế giới đang làm rối loạn chuỗi cung toàn cầu nên việc giữ lại sức cạnh tranh của hàng hóa trước đã khó, nay còn khó hơn. Do vậy doanh nghiệp rất cần nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa thông qua việc tiết giảm chi phí"- ông Mạnh chia sẻ.

Gánh nặng chi phí đang đè vai doanh nghiệp

Không chỉ tạo thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mức thu chênh lệch giữa việc mở tờ khai thông quan tại TP. Hồ Chí Minh và mở tờ khai tại các tỉnh lân cận cũng đang khiến doanh nghiệp cảm thấy bị phân biệt đối xử.

Ông Nguyễn Tiến Chương - Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai (Donimexa) nêu cụ thể: Hiện mức thu phí đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu mở tờ khai tại các tỉnh ngoài thành phố là 500.000 đồng/cont đối với container 20 ft; 1 triệu đồng/cont đối với container 40 ft và 30.000 đồng/tấn đối với hàng hóa lỏng, hàng rời không đóng trong container. Mức thu này cao gấp đôi so với mức thu áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu mở tờ khai tại TP. Hồ Chí Minh, tạo ra sự bất hợp lý, thiếu bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

“Như vậy rõ ràng có sự phân biệt đối xử với doanh nghiệp ngoài khu vực TP. Hồ Chí Minh, không phù hợp với pháp luật về hải quan và gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại các tỉnh lân cận. Trong trường hợp TP. Hồ Chí Minh vẫn quyết định thu, nên chăng có sự thu đồng đều giữa các địa phương. Đó là chưa kể, việc thu phí phải quyết toán trong ngày (tức là trong vòng 24 giờ), trong khi đó doanh nghiệp chúng tôi nhân lực đang bị giảm tới 40% vì liên tục nhiễm bệnh nên càng gây ảnh hưởng tới các hoạt động khác”, bà Phan Thị Kim Thương - đại diện Công ty TNHH San Fang Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bức xúc.

Theo phân tích của các doanh nghiệp xuất khẩu tại các tỉnh như Đồng Nai, Long An, Tiền Giang… sau ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh Covid-19 tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn vì thế việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh ngay thời điểm này sẽ làm giảm tính cạnh tranh và khả năng phục hồi của doanh nghiệp.

Trước thực trạng này, mới đây Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản khẩn báo cáo một số bất cập, tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp từ việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh. Trong văn bản này cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo UBND thành phố nghiên cứu dừng thu phí loại phí này.

Báo cáo của Ban IV nêu, thời gian vừa qua, hàng loạt doanh nghiệp, hiệp hội, bao gồm cả khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, đã gửi phản ánh, kiến nghị tới UBND thành phố, UBND các tỉnh giáp ranh TP. Hồ Chí Minh và gửi lên các cấp để phản ánh các vấn đề bất cập trong việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển.

Các hiệp hội và doanh nghiệp cho rằng, mức thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển là cao và thời điểm thu phí không phù hợp làm tăng thêm gánh nặng, giảm tính cạnh tranh và khả năng phục hồi của doanh nghiệp ngay sau đại dịch. Đồng thời, việc thu phí không đúng đối tượng đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa và hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập tái xuất đã cản trở sự phát triển vận tải đường thủy nội địa, làm mất nguồn thu từ các hàng hóa này và không đúng với quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên…

Ban IV đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo UBND TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu, thực hiện khẩn trương việc dừng thu phí hạ tầng cảng biển để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, phát triển. Đặc biệt, Ban IV cũng kiến nghị không thu phí đối với những đối tượng không đúng theo quy định của luật và các cam kết của Việt Nam với quốc tế, gồm hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa; hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất.

Thùy Dương - Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh