Thứ tư 14/05/2025 15:49

Angola có “động thái nóng” với OPEC

Angola tuyên bố rút khỏi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sau 16 năm là thành viên trong bối cảnh tranh chấp về hạn ngạch sản xuất dầu.

Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Dầu mỏ Angola Diamantino Azevedo, sau khi cân nhắc, Angola nhận thấy tư cách thành viên OPEC không còn phục vụ lợi ích của quốc gia châu Phi này.

“Chúng tôi cảm thấy tại thời điểm hiện tại, Angola không thu được gì khi ở lại tổ chức và để bảo vệ lợi ích của mình, chúng tôi quyết định rời đi”, ông Azevedo nói.

Văn phòng Tổng thống Angola cho hay, quyết định rời OPEC được đưa ra tại cuộc họp nội các do Tổng thống Joao Lourenco chủ trì tại thủ đô Luanda. Sau cuộc họp, ông Lourenco đã ký sắc lệnh cho phép Angola rời nhóm.

Angola rút khỏi OPEC vì bất đồng về sản lượng dầu

Angola không hài lòng với quyết định tháng trước của OPEC về cắt giảm thêm sản lượng năm tới nhằm ổn định giá dầu vốn trải qua nhiều biến động”, Bộ trưởng Azevedo tuyên bố.

Quan chức Angola cho biết thêm: “Chúng tôi nghĩ đã đến lúc đất nước mình cần tập trung hơn vào các mục tiêu riêng. Nếu chúng tôi vẫn trong OPEC, Angola sẽ buộc phải cắt giảm sâu sản lượng và điều này đi ngược chính sách tránh cắt giảm và tôn trọng các hợp đồng”.

Những bất đồng của Angola với OPEC leo thang sau khi nước này vào ngày 30/11 từ chối hạn ngạch sản xuất mới mà tổ chức đưa ra. Bất chấp những nỗ lực tích cực của Angola nhằm phản đối việc cắt giảm hạn ngạch, OPEC đã giảm thêm 170.000 thùng/ngày xuống còn 1,11 triệu thùng/ngày.

Đại diện của Angola tại OPEC, Estevao Pedro cho biết, câu hỏi liệu Angola có còn ở lại OPEC hay không đang được quyết định ở cấp cao nhất. Trước đó, ông Pedro cũng cho biết, Angola không có kế hoạch rời tổ chức trong bối cảnh còn nhiều tranh cãi về số lượng hạn ngạch.

Theo Bloomberg, trong 8 năm qua, sản lượng dầu ở Angola đã giảm khoảng 40% xuống còn 1,14 triệu thùng/ngày.

Trong vài năm qua, Qatar, Indonesia và Ecuador đã rời OPEC vì nhiều lý do. Việc Angola rút lui sẽ giảm số thành viên OPEC xuống còn 12 nước. Được lãnh đạo bởi Saudi Arabia, nhóm này và các đồng minh đã hạn chế nguồn cung để hỗ trợ giá dầu giảm. OPEC chưa bình luận về quyết định của Angola.

Angola gia nhập OPEC vào năm 2007, sản xuất khoảng 1,1 triệu thùng dầu mỗi ngày, trong khi tổng sản lượng toàn nhóm là 28 triệu thùng. Xuất khẩu dầu là huyết mạch kinh tế của Angola, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Thanh Bình

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/5: Phòng tuyến Chasov Yar bị phá vỡ

Israel trang bị 'giáp lồng' trên xe tăng chủ lực Merkava

Thị trường tài chính khởi sắc sau thỏa thuận Hoa Kỳ - Trung Quốc

Chuyên gia Trung Quốc: Đàm phán Trung - Mỹ mang lại sự ổn định cho kinh tế thế giới

Bộ Thương mại Trung Quốc đánh giá cao kết quả đàm phán Trung - Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/5: Nga tấn công Maryino, siết vây Konstantinovka

Hoa Kỳ - Trung Quốc: Đạt thỏa thuận quan trọng về thuế quan

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Ukraine nghi vấn Nga có tên lửa hành trình tầm xa mới

Xe điện giúp doanh số tại Trung Quốc tăng mạnh

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/5: Nga siết vòng vây Pokrovsk

Chiến sự Nga - Ukraine tối 11/5: Nga dội bão UAV xuống Ukraine

Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa liên lục địa mới

Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh ra trận

Chiến sự Nga-Ukraine tối 9/5: Belgorod rung chuyển vì UAV

Dàn vũ khí 'khủng' tham gia lễ duyệt binh 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 9/5: Chỉ huy Ukraine phản lệnh ở Kursk

Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Hôm nay, Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít