Thứ tư 01/01/2025 08:29

Ấn tượng địa đạo trong lòng "đất thép" Củ Chi

Về thăm vùng “đất thép” Củ Chi (huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh), chúng tôi được tìm hiểu, trải nghiệm hệ thống địa đạo có một không hai trong lòng đất. Địa đạo thực sự là trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

Ngày nay, địa đạo Củ Chi trở thành nơi ghi dấu chiến công cũng như là một công trình kiến trúc độc đáo, một danh thắng du lịch nổi tiếng của thành phố mang tên Bác.

Đoàn công tác của Báo Công Thương dâng hương tại Đền Bến Dược và thăm địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi nằm trên địa bàn huyện Củ Chi, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc. Đây là một kỳ quan độc đáo có một không hai trong lòng đất. Theo các tài liệu ghi lại, đào được địa đạo Củ Chi là công sức gần 20 năm của nhiều thế hệ (được xây dựng từ cuối những năm 1940 và được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam sử dụng trong dịp Tết Mậu Thân 1968). Địa đạo được đào trên khu đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít sụt lở.

Với những thiết bị hiện đại như hiện nay, đào được gần 250km đường hầm trong lòng đất đã là rất khó, thế mà thời điểm đó, chỉ bằng sức người cùng những dụng cụ thô sơ, quân và dân Củ Chi đã đào hàng trăm km dưới tầng sâu trong điều kiện tuyệt đối bí mật. Đồng thời quy định mỗi tổ đào hầm có từ 3 đến 4 người. Một người đào đất, một người kéo và một người đem đi đổ mà quân địch không phát hiện được. Bên cạnh đó, hệ thống địa đạo nằm sâu trong lòng đất có thể đảm bảo chống chọi với sức công phá từ các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Tham quan địa đạo Củ Chi, chúng ta không khỏi ngưỡng mộ tinh thần chiến đấu quật cường, trí thông minh và tài quân lược của quân, dân Củ Chi cũng như quân, dân miền Nam.

Tháp 9 tầng tượng trưng cho ý chí vươn lên mạnh mẽ của quân, dân Củ Chi
Địa đạo Củ Chi trở thành địa danh lịch sử thu hút đông đảo du khách
Đây là các lỗ thông hơi lấy không khí
Trên mặt đất, trong địa đạo có rất nhiều ụ chiến đấu

Hệ thống địa đạo bao gồm rất nhiều đơn nguyên để sử dụng vào các mục đích khác nhau như: Khu bệnh xá cấp cứu, khu nhà bếp, các phòng ở, các kho chứa và phòng làm việc theo từng cụm khu vực khác nhau. Kết nối giữa các cụm này là một hệ thống đường ngầm chạy zíc zắc nhiều tầng dưới lòng đất. Ngoài ra còn có hệ thống thông hơi, thoát khói rất thông minh ẩn dưới những lùm cây, bụi cây, giả làm tổ mối trên mặt đất. Tổng chiều dài của toàn hệ thống địa đạo này vào khoảng gần 250km. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống này để tập kết lực lượng tấn công vào Sài Gòn. Trải qua những năm tháng chiến tranh và những chiến dịch càn quét, cày xới bằng bom đạn của Mỹ, ngụy, địa đạo Củ Chi vẫn hiên ngang tồn tại một cách kỳ diệu và từ đây ra đời danh hiệu “đất thép” Củ Chi.

Bếp Hoàng Cầm với hệ thống giấu khói đơn giản
Hố bom, bãi mìn

Vào trong lòng địa đạo Củ Chi thấp và tối, có những đoạn chúng ta phải cúi lom khom, thậm chí là bò, trườn trong không gian hẹp, tối tăm khiến nhiều người khó thở, thoáng chút sợ hãi, xen lẫn thích thú. Ở đây, từng ngõ ngách, từng đường đi thông nhau chằng chịt như mạng nhện nối liền với những căn phòng hội họp, phòng thương binh, hầm dự trữ, chế tạo vũ khí, phòng ngủ tập thể, phòng dạy học, hầm ăn… Tất cả tái hiện cuộc sống sinh hoạt nhiều thiếu thốn nhưng đầy sáng tạo trong lòng đất của quân, dân Củ Chi.

Nắp hầm bí mật để lên xuống địa đạo, đủ một người chui lọt
Đường hầm địa đạo có một không hai trong lòng đất
Khom người khuỵu thấp hai chân để di chuyển
Phòng hội họp bàn chiến dịch

Tìm hiểu và tham gia trải nghiệm cuộc sống của người lính Việt Nam dưới đường hầm sâu trong lòng đất, chị Hương Nga đến từ Hà Nội rất xúc động: Cảm giác đầu tiên khi chui vào là một không gian tối cùng một mùi nồng rất đặc trưng của đất. Tuy đường hầm đã được khoét rộng nhưng để có thể di chuyển trong đó mọi người đều phải cúi gập lưng, khuỵu thấp hai chân, xuống lò dò từng bước một cách khó khăn. Chui qua quãng hầm khoảng gần 100m chỉ trong thời gian 30 phút nhưng chúng tôi đều mệt mỏi và khó thở. Thế mà quân, dân Củ Chi đã trải qua hàng chục năm dưới hầm sâu. Chúng tôi cảm nhận rõ ràng hơn về cuộc sống đầy gian khổ, thiếu thốn, sự hy sinh thầm lặng dưới lòng đất.

Bệnh viện trong lòng đất
Xưởng quân khí chuyên sản xuất vũ khí chiến đấu
Nơi may quân phục cho bộ đội
Địa đạo Củ Chi thu hút rất đông khách nước ngoài

Về nguồn, thăm lại vùng “đất thép” Củ Chi nổi tiếng, một công trình vĩ đại, mỗi chúng ta đều cảm phục sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn về cuộc chiến đấu trường kỳ, gian khổ nhưng đầy vẻ vang của người dân và những chiến sĩ Củ Chi.

Nhóm phóng viên

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Đà Nẵng: Đặt mục tiêu đón 11,9 triệu lượt khách lưu trú

DIFF 2025 mang thông điệp Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới

Năm 2025: Việt Nam phấn đấu đón 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế

Khai trương tàu La Reine tại Đà Lạt: Trải nghiệm du lịch đặc sắc và thú vị

Kích cầu du lịch từ các tour, tuyến mới cho đồng bào dân tộc và miền núi Cao Bằng

Không khí lễ hội đón Giáng sinh - Chào năm mới 2025 sôi động ngập tràn TP. Đà Nẵng

Du lịch 6 tỉnh khu vực miền Trung thu hút gần 20 triệu lượt khách trong năm 2024

Mù Cang Chải: Điểm đến thu hút du khách với những trải nghiệm giàu bản sắc văn hóa

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khảo sát các sản phẩm du lịch của đồng bào dân tộc tại Hà Giang

Đà Nẵng: Hàng nghìn du khách bạn trẻ hào hứng cùng thắp sáng Cây thông Ánh sáng

Lần đầu triển khai chiến dịch Đà Nẵng Food Tour với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn

Du lịch Đà Nẵng 2024 phá kỷ lục, tăng trưởng vượt kỳ vọng

Làng rau Trà Quế được công nhận 'Làng Du lịch tốt nhất năm 2024'

Chính thức khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất

Du lịch Sầm Sơn đặt mục tiêu đón 9,68 triệu lượt khách năm 2025, doanh thu 21 nghìn tỷ đồng

Du lịch xanh bắt đầu từ hành động của mỗi doanh nghiệp

Du lịch Quảng Bình vượt con số 5 triệu lượt khách trong năm 2024