Thứ bảy 16/11/2024 16:20

Ăn trám có thực sự tốt không? Những lợi ích khi ăn quả trám

Không chỉ được dùng để chế biến món ăn, theo Đông y, quả trám còn có thể chữa nhiều bệnh như viêm họng, sâu răng, đau đầu.

Từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm là mùa thu hoạch quả trám. Cứ thời điểm này, các bà nội trợ lại săn lùng bằng được để mua trám ngon, chế biến thành nhiều món thiết đãi gia đình. Vậy ăn trám có tốt không?

Quả trám được trồng nhiều ở miền Bắc và khu vực Bắc Trung bộ. Người dân thường thu hái vào tháng 9-10. Ngoài vị ngon, bùi, béo ngậy, quả trám cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, phốt pho, canxi, chất béo, axit folic, chất xơ...

Quả trám - Vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc

Quả trám là quả của cây trám, một loài thân gỗ mọc nhiều ở vùng núi và trung du phía Bắc nước ta. Cây trám thường ra hoa sớm vào tầm tháng 5 và mùa quả chín chính vụ từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Trái trám mọc trên cây cao, cây trưởng thành có khi cao đến 30m nên việc thu hoạch khá vất vả.

Quả trám lại chỉ có mỗi năm một vụ. Trám có 2 loại gồm trám đen và trám trắng. Trám trắng thường được thu hoạch sớm hơn. Quả trám trắng có vỏ màu xanh, khi chín ngả vàng. Quả trám đen có vỏ màu tím, khi chín vẫn màu tím nhưng được bao phủ bên ngoài một lớp phấn trắng.

Quả trám dùng để chế biến món ăn và là vị thuốc trong Đông y

Từ xa xưa, người dân đã sử dụng trám làm thực phẩm. Trám được dùng để nấu xôi, muối chua, kho thịt, kho cá. Ngày nay, trám được chế biến thành các món mứt, ô mai,... Đông Y từ bao đời nay đã dùng trám như một vị thuốc chữa các bệnh. Quả trám vừa làm thực phẩm, vừa làm vị thuốc chữa bệnh.

Ăn trám có tốt không?

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ bàn đến cách sử dụng trám làm thực phẩm. Nhiều người thắc mắc ăn trám có tốt không? Quả trám không chỉ có hương vị bùi bùi, béo béo mà còn có nhiều công dụng khác. Cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều có cơ sở để khẳng định ăn trám rất tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến những lợi ích của trái trám như:

Trong nhiều tài liệu Y học cổ truyền, quả trám trắng hoặc quả trám đen đều có tác dụng chữa bệnh. Quả trám có tính bình, vị hơi chua, hơi chát và hơi ngọt, có tác dụng giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi yết hầu. Đông Y còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh bằng quả trám như bài thuốc chữa ho đờm, chữa khàn tiếng, chữa ngộ độc, chữa hóc xương cá, chữa động kinh, chữa đau bụng, chướng bụng,...

Cùi trám sau khi tách hạt dùng để nấu ăn

Theo khoa học hiện đại, cùi trám - là phần ăn được có chứa các thành phần như tinh bột, chất xơ, chất béo, chất đạm. Cù trám cũng cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏenhư vitamin E, vitamin B, vitamin P, canxi, sắt, kẽm, magie, kali,...

Cả Y học cổ truyền và khoa học hiện đại đều không có thông tin về bất cứ loại độc tố nào tồn tại trong quả trám. Vì vậy, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể yên tâm ăn các món ăn chế biến từ quả trám. Muốn biết ăn trám có tốt không và tốt như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lợi ích sức khỏe khi ăn trám.

Ăn trám có tác dụng gì?

Quả trám tuy nhỏ nhưng cũng cung cấp cho chúng ta một phần tinh bột. Tinh bột trong quả trám là loại tinh bột kháng tannin. Loại tinh bột này có tác dụng kiểm soát quá trình chuyển hóa đường vào máu đồng thời giảm kháng insulin. Nhờ đó, đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường sẽ được kiểm soát tốt. Có thể nói trám là thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Trám xanh muối chua để ăn dần

Tốt cho họng, chữa viêm, sưng, đau họng

Trong Đông y có nhiều bài thuốc chữa đau họng, viêm họng cấp, viêm amidan, ho khan, ho có đờm,... bằng quả trám. Cách đơn giản nhất là dùng trám đen muối ngậm trong miệng hoặc dùng quả trám thái nhỏ, hãm với nước sôi như hãm trà để uống. Bạn cũng có thể nấu quả trám, trà xanh, mật ong hay vỏ đậu nành làm nước thuốc trị bệnh.

Ăn trám giúp trị đau khớp

Trong quả trám có các vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp, đặc biệt là canxi. Thường xuyên ăn trám sẽ giúp cải thiện một số vấn đề về đau nhức xương khớp hoặc góp phần phòng ngừa loãng xương.

Trám kho cá ngon khó cưỡng

Tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn

Quả trám chứa chất xơ nên khi ăn vào sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần phòng ngừa táo bón. Trong Đông Y, quả trám cũng được biết đến với công dụng trị chứng chướng bụng, khó tiêu. Người bị đau bụng, chướng bụng do cảm nắng, cảm thương hàn ăn trám sẽ đỡ hẳn.

Dù trái trám có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều trám. Ăn trám thay thế các thực phẩm khác dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng. Và đặc biệt, bạn nãy tìm mua trám sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tránh ngộ độc nhé!

Nguyễn Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc