Thứ bảy 16/11/2024 22:32

9 tháng, giao dịch QR Code tăng gấp đôi so với cùng kỳ

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tại Việt Nam, giao dịch thanh toán qua phương thức QR Code tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022.

Tại Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2023 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), ông Phạm Anh Tuấn – Vụ Trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước đã chia sẻ về lộ trình và một số định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực thanh toán thời gian tới.

Ông Tuấn cũng thông tin về một số kết quả nổi bật của hoạt động thanh toán điện tử trong 9 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022.

Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 49,32% về số lượng; giao dịch qua kênh internet tăng 60,30% về số lượng và 5,66% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 60,82% về số lượng và 9,71% về giá trị. Số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 15,24% về số lượng và 21,78% về giá trị.

Đặc biệt, phương thức thanh toán qua QR Code tăng 105,33% về số lượng và 10,66% về giá trị. Đến cuối tháng 9/2023, toàn thị trường có 85 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 52 tổ chức triển khai thanh toán qua điện thoại di động.

Giao dịch QR Code 9 tháng đầu năm tăng gấp đôi so với cùng kỳ

Tính riêng tại Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), trong năm nay, hệ thống của đơn vị này đã xử lý bình quân hơn 20 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 52% số lượng và 12% về giá trị giao dịch.

Riêng số lượng giao dịch chuyển tiền nhanh NAPAS 247 tăng tương ứng 62% về số lượng và 13% về giá trị. Đáng chú ý, số lượng giao dịch qua phương thức quét VietQR tăng 8 lần về số lượng và 4 lần về giá trị giao dịch so với năm 2022. Qua đó cho thấy, người dùng đang ngày càng ưa chuộng và sử dụng thường xuyên hơn dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 trong chi tiêu, thanh toán hàng ngày, tập trung vào các giao dịch có giá trị nhỏ lẻ, từ thành thị đến nông thôn, từ nhà hàng đến các siêu thị, chợ dân sinh.

Ở chiều hướng khác, dịch vụ rút tiền trên ATM qua hệ thống NAPAS tiếp tục giảm dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2023 là năm có số lượng giao dịch rút tiền trên ATM giảm sâu hơn so mức giảm của các năm trước, chỉ chiếm 3,6% tổng số giao dịch của toàn hệ thống, thể hiện xu hướng phát triển tích cực của thanh toán không dùng tiền mặt.

Phúc Hà
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu