Thứ hai 23/12/2024 08:08

71 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương- Xứng danh bộ kinh tế đa ngành

Ngày 14/5/2022, ngành Công Thương tròn 71 năm hình thành và phát triển với những cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và đổi mới đất nước.

Dòng chảy lịch sử của ngành Công Thương có những thời khắc không thể nào quên. Sự có mặt của Bộ Kinh tế quốc gia- bộ tiền thân của của Bộ Công Thương- ngay trong tổ chức bộ máy của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nét hết sức độc đáo, minh chứng cho tầm nhìn xa của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chủ động phát huy và động viên nhân tài và vật lực để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Theo đó, ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra tuyên cáo về Nội các thống nhất quốc gia, trong đó có Bộ Kinh tế quốc gia. Bộ Kinh tế quốc gia bao gồm nhiều ngành kinh tế, trong đó có các chuyên ngành công nghiệp và thương mại Việt Nam.

Ngày 14 /5/1951, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ký Sắc lệnh số 21/SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Sự kiện này đã chính thức mở ra những trang sử vẻ vang của ngành Công Thương.

Năm 1955, Bộ Công Thương tách ra thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp. Năm 1958 Bộ Thương nghiệp tách ra thành Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương. Năm 1960 Bộ Công nghiệp tách thành Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng tách thành các Bộ Cơ khí và Luyện kim, Bộ Điện và Than và Tổng cục Hóa chất. Năm 1981, Bộ Điện và Than tách thành Bộ Mỏ và Than và Bộ Điện lực, đến năm 1987 lại nhập thành Bộ Năng lượng.

Ngành Công Thương luôn đóng vai trò ngành sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội

Năm 1988, Bộ Ngoại thương hợp nhất với một bộ phận của Ủy ban hợp tác kinh tế văn hóa với Lào và Campuchia thành Bộ Kinh tế đối ngoại. Năm 1990 Bộ Công nghiệp nặng được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Cơ khí và Luyện kim, Tổng cục Mỏ và Địa chất, Tổng cục Hoá chất, Tổng cục Dầu khí, Tổng cục Điện tử và Tin học. Năm 1990 Bộ Thương nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội Thương, Bộ Vật tư và Bộ Kinh tế đối ngoại và năm 1991 đổi tên thành Bộ Thương mại và Du lịch. Đến năm 1992, Bộ Thương mại và Du lịch được đổi tên thành Bộ Thương mại. Năm 1995, Bộ Công nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp nhất các Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ và Bộ Năng lượng.

Ngày 31/7/2007, Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết số 01/2007/QH12 hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương hiện nay.

Ngày 2/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1418/QĐ-TTg lấy ngày 14 tháng 5 hàng năm là “Ngày truyền thống của Ngành Công Thương Việt Nam”. Quyết định quan trọng này nhằm phát huy vai trò và truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam, động viên cán bộ, công nhân của ngành đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Như vậy đến nay, Ngành Công Thương Việt Nam đã trải qua 71 năm hình thành và phát triển cũng như có những đóng góp to lớn đối với đất nước. Có thể khẳng định, mỗi thành công của cách mạng Việt Nam đều mang đậm dấu ấn thành tích của ngành Công Thương Việt Nam qua các thời kỳ.

Trải qua 71 năm phấn đấu liên tục, các thế hệ cán bộ công nhân viên chức và lao động ngành Công Thương đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, ngành Công Thương luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, quản lý bao trùm nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển, hội nhập quốc tế của đất nước cũng như chăm lo đời sống cho nhân dân.

Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu mới cao hơn cho phát triển

71 năm qua, hòa cùng dòng chảy của lịch sử, đáp ứng từng giai đoạn phát triển của đất nước, Bộ Công Thương đã trải qua nhiều lần tách – nhập bộ máy. Nhưng, dù ở bất cứ giai đoạn nào, với tên gọi có thể không giống nhau, Công Thương vẫn là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Bối cảnh phát triển mới đặt ra cho ngành Công Thương những cơ hội để cơ cấu lại ngành, tập trung vào các vấn đề về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của ngành; tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để số hóa, công nghệ hóa phương thức sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo… Phát triển năng lượng bền vững, năng lượng tái tạo xanh, sạch; tận dụng tốt cơ hội của việc tham gia các hiệp định thương mại tự do quan trọng đã ký kết để mở rộng, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu; phát triển thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả khu vực thị trường gần 100 triệu dân. Đổi mới, hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp.

Thực hiện được những mục tiêu này cũng chính là cách tốt nhất để thế hệ người Công Thương hôm nay tri ân những thế hệ đi trước cũng như khẳng định trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân trên lộ trình phát triển mới của đất nước với những tầm nhìn đến 2030, đến 2045.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân