60 năm Liên minh châu Âu: Tầm nhìn hướng tới thống nhất bền vững

Liên minh châu Âu (EU) vừa long trọng kỷ niệm 60 năm thành lập trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức để tồn tại và phát triển. Dẫu vậy, những gì EU đạt được là thành tựu đáng tự hào.
60 năm Liên minh châu Âu: Tầm nhìn hướng tới thống nhất bền vững
Nhiều cư dân Anh xuống đường phản đối Brexit

Tự hào với những thành tựu chưa từng có tiền lệ

Cách đây 60 năm, ngày 25/3/1957, 6 thành viên sáng lập gồm: Bỉ, Đức, Hà Lan, Italy, Luxembourg và Pháp đã gặp nhau tại Palazzo Senatorio - Roma, Italia cùng đặt bút ký kết Hiệp ước Rome, nền móng cho sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) và Liên minh châu Âu (EU) sau này.

Từ khởi điểm chỉ có 6 quốc gia sáng lập, tới nay, EU đã có tổng cộng 28 thành viên trải dài từ Đông đến Tây Âu, trở thành một khối mở rộng và phát triển về mọi mặt. Các thành viên trong khối đã hoàn thành mục tiêu bốn tự do hóa bao gồm tự do đi lại, học tập, sinh sống và làm việc ở hầu hết các nước trong khuôn khổ đường biên giới EU.

Đây là giai đoạn hòa bình và ổn định dài nhất trong lịch sử của châu Âu - kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. “Hai cuộc chiến tranh khốc liệt ở châu Âu từ năm 1914 - 1945 đã khiến hàng triệu người thiệt mạng và để lại một lục địa bị tàn phá, chia rẽ và kiệt quệ. Đối với các nước trải qua chiến tranh kéo dài thì hội nhập châu Âu là một dự án hòa bình thành công nhất trong lịch sử của chúng tôi” - Đại sứ - Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Bruno Angelet - đã chia sẻ trong một bài viết nhân sự kiện kỷ niệm dịp 60 năm này.

Đó cũng là lý do khiến EU được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2012, ghi nhận vai trò quan trọng của khối trong chuyển đổi châu Âu từ lục địa chiến tranh sang lục địa hòa bình.

Gửi lời chúc mừng nhân kỷ niệm 60 năm thành lập EU, Tổng thư ký Liên hiệp quốc António Guterres đã khẳng định: “Trong thời điểm toàn cầu đang có sự chia rẽ, tầm nhìn của châu Âu về sự thống nhất càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”.

Tuyên bố Rome - Hướng tới một tương lai không có Anh

27 nhà lãnh đạo các nước khối EU (vắng mặt Thủ tướng Anh Theresa May) đã quy tụ tại thủ đô Rome (Italia) để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu nhân kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Rome. Các nhà lãnh đạo cùng nhau ký “Tuyên bố Rome”, trong đó cam kết hướng tới một tương lai chung không có nước Anh, trong bối cảnh hàng loạt cuộc khủng hoảng đã và đang làm suy yếu những nỗ lực nhằm đoàn kết châu lục này.

Tuyên bố Rome nhấn mạnh tới một liên minh độc đáo với các thể chế chung và các giá trị mạnh mẽ, một cộng đồng hòa bình, tự do, dân chủ, nhân quyền và có sự thượng tôn pháp luật. Theo đó, các nhà lãnh đạo EU khẳng định quyết tâm làm cho liên minh này trở nên mạnh mẽ hơn và kiên cường hơn thông qua sự thống nhất, đoàn kết và tôn trọng các nguyên tắc chung.

Bày tỏ mong muốn về một liên minh an toàn, thịnh vượng, có sức cạnh tranh, bền vững và có trách nhiệm xã hội trong 10 năm tới, với ý chí và năng lực đóng vai trò then chốt trong thế giới toàn cầu cũng như trong việc thúc đẩy toàn cầu hóa. Cam kết tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng giữa các nước trong khối, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc nhập cư, thắt chặt các đường biên giới bên ngoài, thúc đẩy thương mại toàn cầu để phát triển thị trường chung của khối, thúc đẩy việc làm và đổi mới.

Kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome là cơ hội không chỉ để tái khẳng định cam kết của EU đối với các giá trị và mục tiêu của dự án châu Âu, mà còn là thực hiện những bước đi thực dụng và đầy tham vọng.

Cân nhắc kịch bản cho hướng đổi mới của EU

Trước thách thức của tình hình hiện nay, EU nhận thức rõ yêu cầu đổi mới đặt ra hết sức cấp thiết. Đầu tháng 3, Sách Trắng về tương lai châu Âu được công bố, trong đó đề ra 5 kịch bản cho hướng đổi mới của EU, tương đương với các mức độ hội nhập khác nhau.

Trong đó, “EU với nhiều tốc độ” là kịch bản được cho là phù hợp với hoàn cảnh hiện nay, khi mà sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên trong khối làm nảy sinh những mâu thuẫn khó giải quyết, khó khăn khi đưa ra các quyết định.

Theo kịch bản này, những thành viên muốn hợp tác cùng nhau nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực quốc phòng hay quản trị khu vực Eurozone sẽ không bị cản trở bởi những thành viên vẫn còn đang lưỡng lự; các nước thành viên có thể liên kết với nhau nhiều hơn trong các lĩnh vực cụ thể.

EU 27 sẽ chia thành các ngả khác nhau, với những quốc gia có nhu cầu hợp tác nhiều hơn, và phát triển như một “liên minh mở”.

Tại hội nghị thượng đỉnh, các lãnh đạo EU chưa quyết định được kịch bản nào mà liên minh này nên theo đuổi trong số năm kịch bản được nêu trong Sách trắng.

Liên quan đến đường hướng tương lai cho EU, Tuyên bố Rome kêu gọi các nước thành viên hành động cùng nhau với các tốc độ và cường độ khác nhau. Ngoài ra, Tuyên bố Rome cũng khẳng định EU sẽ để ngỏ cánh cửa cho những nước muốn gia nhập EU sau này.

Dẫu vậy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) ông Jean-Claude Juncker đã từng mạnh mẽ khẳng định: “Brexit dù là một sự đáng tiếc, nhưng sẽ không thể ngăn cản EU tiến đến tương lai của mình. Chúng ta sẽ tiếp tục con đường của mình và đó là điều mà chúng ta phải làm”.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc António Guterres: Là Tổng thư ký Liên hiệp quốc, cũng là một công dân của Liên minh châu Âu, tôi tự hào về những điều khoản của Hiệp ước Rome giống như các nội dung trong Hiến chương Liên hiệp quốc giúp giải quyết một cách tốt hơn những vấn đề của nhân loại.
Đình Phụ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chùm ảnh: Không khí bầu cử Tổng thống Mỹ tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ

Chùm ảnh: Không khí bầu cử Tổng thống Mỹ tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ

Tại Washington, D.C, trong sáng 5/11 theo giờ địa phương, nhiều cử tri đã bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ tại các điểm đã được chính quyền Thủ đô thiết lập sẵn.
Kết quả bầu cử Mỹ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Kết quả bầu cử Mỹ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Kết quả bầu cử Mỹ sẽ không tạo ra những thay đổi lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh.
Chiến sự Nga-Ukraine mới nhất ngày 5/11/2024: Tại sao tù binh Ukraine không muốn được trao trả?

Chiến sự Nga-Ukraine mới nhất ngày 5/11/2024: Tại sao tù binh Ukraine không muốn được trao trả?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 5/11/2024: Tại sao tù binh Ukraine không muốn được trao trả khi nhiều binh sĩ, sĩ quan Ukraine chọn ở lại Nga thay vì về nước
Nga

Nga 'vung lưới sắt' bắt gọn 42 UAV và 4 tên lửa HIMARS chỉ trong một ngày

Chỉ trong vòng 1 ngày phía Nga đã bắn hạ 42 máy bay không người lái, 4 tên lửa HIMARS của Mỹ cùng một quả bom dẫn đường Hammer của Pháp do Ukraine triển khai.
Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ, phản ánh năng lực ngày càng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.

Tin cùng chuyên mục

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Senegal

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria trân trọng kính mời các doanh nghiệp tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam – Senegal vào 27/11/2024.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bất ngờ ám chỉ khả năng thua cuộc

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bất ngờ ám chỉ khả năng thua cuộc

Ông Trump nhiều lần cáo buộc Đảng Dân chủ đang gian lận trong cuộc bầu cử Mỹ và hàng loạt cáo buộc khác.
Nga thu phục ‘mắt thần’ của Mỹ, bí mật công nghệ quan trọng bị lộ diện

Nga thu phục ‘mắt thần’ của Mỹ, bí mật công nghệ quan trọng bị lộ diện

Lực lượng Nga đã chặn và thu giữ thành công một máy bay không người lái (UAV) trinh sát chiến thuật, bí mật công nghệ của Mỹ, tại Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga

Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga... là những thông tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Trước giờ G bầu cử Mỹ, 2 ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đang gửi đi những thông điệp quan trọng đến cử tri.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G

Ông Trump, bà Harris tiếp tục đưa ra phát biểu chấn động trước ngày bầu cử Mỹ. Trong khi đó, các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ giữa hai bên vẫn bám đuổi.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris, ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris, ông Trump 'so găng' quyết liệt trong 48 giờ tranh cử cuối cùng

Bà Harris và ông Trump đang dốc sức vận động tranh cử tại các bang chiến trường trong những giờ cuối cùng trước ngày bầu cử Mỹ 2024.
WTO kêu gọi tái thiết hệ thống thương mại toàn cầu trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng

WTO kêu gọi tái thiết hệ thống thương mại toàn cầu trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng

Tổng giám đốc WTO cho biết, trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng, những thách thức hiện tại có thể là cơ hội để chuyển đổi hệ thống thương mại toàn cầu.
Chiến sự Trung Đông: Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng

Chiến sự Trung Đông: Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng 'leo thang'

Các cuộc tấn công từ Israel vào các cơ sở y tế, gây thương vong cho nhiều người trong những ngày gần đây khiến tình hình chiến sự Trung Đông càng căng thẳng.
‘Mũi kim thép’ của Nga vươn xa 30km, tái định nghĩa pháo binh hiện đại

‘Mũi kim thép’ của Nga vươn xa 30km, tái định nghĩa pháo binh hiện đại

Nga vừa công bố một bước tiến mới trong công nghệ pháo binh, phát triển loại đạn dẫn đường chính xác dành riêng cho pháo tự hành 2S42 Lotos.
Israel tấn công nhiều bệnh viện ở Gaza, bằng chứng về Hamas liệu có thuyết phục?

Israel tấn công nhiều bệnh viện ở Gaza, bằng chứng về Hamas liệu có thuyết phục?

Israel đã đột kích và bao vây 3 bệnh viện lớn ở Gaza trong năm 2023, nhưng cung cấp rất ít bằng chứng về sự hiện diện của lực lượng Hamas tại đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào? Đó là thông tin được Daniel Martindale tiết lộ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, kinh tế châu Á sẽ đối diện với nhiều rủi ro khi căng thẳng thương mại và tăng trưởng chậm của Trung Quốc.
Kinh tế Hoa Kỳ được dự báo tỏa sáng trước thềm bầu cử Mỹ

Kinh tế Hoa Kỳ được dự báo tỏa sáng trước thềm bầu cử Mỹ

Nền kinh tế Mỹ sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong quý 3 khi lạm phát giảm, tiền lương tăng, thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng trước cuộc bầu cử Mỹ căng thẳng
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/11: Ukraine tung

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/11: Ukraine tung 'cú đấm thép' ở Kursk; Nga không kích xuyên đêm vào Kiev

Ukraine tung 'cú đấm thép" ở Kursk; Ukraine tố Nga không kích xuyên đêm vào Kiev... là những thông tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/11.
Chiến sự Trung Đông: Rốc-két từ Lebanon tấn công dữ dội vào Israel

Chiến sự Trung Đông: Rốc-két từ Lebanon tấn công dữ dội vào Israel

Một vụ tấn công bằng rốc-két từ Lebanon đã gây ra thương tích với 11 người ở Israel, khiến tình hình chiến sự Trung Đông thêm căng thẳng.
Iran tuyên bố đáp trả mạnh mẽ hành động quân sự của Israel

Iran tuyên bố đáp trả mạnh mẽ hành động quân sự của Israel

Lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei đã đưa ra tuyên bố đầy sức nặng về việc Iran hứa sẽ "bẻ gãy răng" đối với những hành động quân sự của Israel.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/11/2024: Tổng tư lệnh Ukraine thừa nhận tình thế như

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/11/2024: Tổng tư lệnh Ukraine thừa nhận tình thế như 'cá nằm trên thớt'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/11/2024: Tổng tư lệnh Ukraine thừa nhận tình thế như “cá nằm trên thớt” khi quân đội Nga liên tiếp chiến thắng tại Donetsk.
Khốc liệt cuộc chiến giữa tác chiến điện tử Nga và UAV Ukraine

Khốc liệt cuộc chiến giữa tác chiến điện tử Nga và UAV Ukraine

Ukraine đang tăng cường khả năng tình báo, tấn công chính xác nhờ vào hệ thống máy bay không người lái tiên tiến V-BAT trước khả năng tác chiến điện tử của Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/11: Nga ‘hạ’ lính đánh thuê Ukraine ở Kursk; Ukraine phá hủy 2 xe tăng Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/11: Nga ‘hạ’ lính đánh thuê Ukraine ở Kursk; Ukraine phá hủy 2 xe tăng Nga

Nga ‘hạ’ lính đánh thuê Ukraine ở Kursk; Ukraine phá hủy 2 xe tăng Nga... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng 3/11.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động