Thứ ba 19/11/2024 23:48

28 doanh nghiệp hoàn thành khóa đào tạo chương trình tư vấn, kỹ thuật công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực dệt may và da giày

Ngày 19/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo kết nối và tổng kết Chương trình tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực dệt may và da giày trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước năm 2021.

Hội thảo kết nối doanh nghiệp dệt may - da giày nằm trong khuôn khổ của Đề án: “Chương trình tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực dệt may và da giày trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước” năm 2021. Hội thảo được tổ chức nhằm tạo cơ hội giao lưu, trao đổi thông tin, tìm hiểu nhu cầu nguồn cung ứng, cũng như tạo cơ hội kết nối B2B giữa các doanh nghiệp (DN) cung ứng và DN khách hàng trong và ngoài nước trong lĩnh vực dệt may và da giày.

Ông Nguyễn Quang Huy – Phó Cục Trưởng Cục công tác phía Nam (Bộ Công Thương), phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Quang Huy – Phó Cục Trưởng Cục công tác phía Nam (Bộ Công Thương) - cho biết, hiện thực hóa chương trình phát triển công nghiệp theo nội dung Quyết định số 68 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2016 – 2025 đã và đang được Bộ Công Thương triển khai một cách đồng bộ và khoa học trên phạm vi cả nước. Theo đó, hai Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp phía Bắc và phía Nam thuộc Cục Công nghiệp chủ trì đã và đang từng bước triển khai các chương trình một cách bài bản và hướng đến cộng đồng DN trong nước.

Bên cạnh các chương trình hỗ trợ DN đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như :chuyên gia tư vấn cải tiến sản xuất, nhân lực kỹ thuật khuôn mẫu, kỹ thuật phát triển nhà máy thông minh ... Chương trình hỗ trợ DN cải tiến sản xuất, giảm lãng phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, chương trình hỗ trợ DN xây dựng các tiêu chuẩn như: IATF16949, tiêu chẩn CE, UL ... để xuất khẩu hàng hóa.

Khách hàng là các doanh nghiệp trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác tại các gian hàng trưng bày sản phẩm bên trong khuôn khổ hội thảo

Chương trình tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho DN công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực dệt may và da giày trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, được lãnh đạo các cấp đánh giá rất quan trọng và tập trung triển khai với các mục tiêu rất cụ thể, đó là tạo nên các chuỗi cung ứng trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), của các DN CNHT trong nước với các chuỗi cung ứng nước ngoài.

Theo ông Nguyễn Quang Huy, với sự tổ chức khoa học, điều phối hài hòa các chương trình phát triển công nghiệp của Chính phủ thông qua các hoạt động hỗ trợ của Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS) và các trung tâm của Bộ Công Thương, chương trình này không chỉ thiết lập được các giao thương cung ứng hàng hóa mà còn hình thành cộng đồng sản xuất hoàn chỉnh, có sự hỗ trợ, đồng hành của tất cả các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức nhà nước, tổ chức tư nhân, tổ chức cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khoa học kỹ thuật ...

Ông Nguyễn Quang Huy – Phó Cục Trưởng Cục công tác phía Nam (Bộ Công Thương), trao chứng nhận cho các doanh nghiệp hoàn thành chương trình khóa học

Các học viên đã hoàn thành chương trình tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho DN CNHT lĩnh vực dệt may và da giày với thời gian hơn 2 tuần, trong đó, thời gian học tập trung 6 ngày và 9 ngày học tại hiện trường DN. Các học viên được trang bị các kiên thức về phân tích thị trường, chuyển đổi số, quy trình tiềm kiếm nguồn cung ứng và cách thức gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, kiên thức về công cụ quản lý…

Đại diện chuyên gia tư vấn Đề án, TS. Phạm Thị Hồng Phượng, Trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học -Vật liệu (Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh) - cho biết, chương trình đã tổ chức 2 khóa tư vấn tập trung cho các doanh nghiệp tại khu vực miền Nam và miền Trung, đồng thời thực hiện tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật tại hiện trường cho 28 DN, trong đó có 18 DN miền Nam và 10 DN miền Trung với 80 học viên tham gia khóa học.

Tổng công ty 28 ký kết ghi nhớ hợp tác về nghiên cứu và phát triển, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực với Trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

“Sau khi hoàn thành khóa tư vấn cho các DN và học viên đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN; đào tạo nâng cao năng lực người lao động, cũng như rút ngắn khoảng cách kết nối giữa khách hàng và nhà cung ứng tiềm năng” - TS. Phạm Thị Hồng Phượng khẳng định.

Đánh giá cao về chương trình này, ông Nguyễn Quyết Thắng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty 28 cho biết, chương trình tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề mà các DN đang phải đối mặt trong bối cảnh hiện nay, sau khóa học các DN sẽ áp dụng kiến thức, công cụ vào thực tiễn phát triển DN của mình.

Công ty TNHH Tân Duy Phát ký kết ghi nhớ hợp tác về nguồn cung ứng hóa chất với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Dũng Tâm

Phó Tổng giám đốc Công ty 28 đề nghị, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tiếp tục duy trì, xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chú trọng các kỹ năng mới như thiết kế, phát triển sản phẩm, đào tạo nâng cao năng lực cho DN... Đặc biệt về chuyển đổi số, trang bị kiến thức mới về công nghệ tự động hóa vào trong các lĩnh vực hỗ trợ cho DN.

Theo ông Hoàng Bá Sơn - quyền Giám đốc IDCS, để DN sản xuất ổn định và phát triển bền vững đó là hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm của DN với doanh số ổn định, giá bán hợp lý, đảm bảo các DN cung ứng phụ kiện ổn định về sản xuất và liên tục phát triển. IDCS với vai trò trung gian hỗ trợ kết nối, những người tổ chức chương trình này mong muốn rằng, ngoài việc thiết lập được nhiều giao dịch cung ứng thành công, còn tạo nên được môi trường kinh doanh theo hướng B2B trong tương lai.

Trong khuôn khổ hội thảo cũng đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các DN trong ngành dệt may - da giày với Trường đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh về hợp tác về nghiên cứu và phát triển, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực; ký kết hợp tác giữa các DN dệt may- da giày về cung ứng vải và sản phẩm nhuộm, sản phẩm hóa chất...

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024