2 khoản phụ cấp mới của giáo viên sau cải cách tiền lương
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024 xuất hiện hai 2 khoản phụ cấp mới, trong đó giáo viên công lập cũng sẽ là đối tượng được áp dụng, cụ thể:
- Phụ cấp theo nghề trên cơ sở gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Khoản phụ cấp này áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn trên cơ sở gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ảnh minh họa |
Như vậy, lương giáo viên khu vực công thực hiện cải cách tiền lương 2024 sẽ xuất hiện 2 khoản phụ cấp mới là phụ cấp theo nghề và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, về mặt bản chất thì hai khoản phụ cấp trên được xem như mới về "tên gọi" vì sự xuất hiện mới của hai khoản phụ cấp là dựa trên việc gộp các khoản phụ cấp cũ hiện có. Việc thực hiện chi tiết 2 khoản phụ cấp mới này khi cải cách tiền lương cần phải đợi văn bản hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới.
Ý nghĩa của hai khoản phụ cấp mới
Hai khoản phụ cấp mới trong quá trình cải cách tiền lương có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công chức, viên chức, đặc biệt là giáo viên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Dưới đây là ý nghĩa cụ thể của hai khoản phụ cấp mới này:
- Phụ cấp theo nghề:
+ Đảm bảo công bằng và công tâm trong việc đánh giá và đánh giá công việc của các nhóm nghề khác nhau. Mỗi nghề có những yếu tố đặc biệt về điều kiện lao động, trách nhiệm và độc hại riêng, do đó việc áp dụng phụ cấp theo nghề giúp tạo ra một hệ thống phụ cấp linh hoạt và phản ánh chính xác những đóng góp và khó khăn của từng nhóm nghề.
+ Khuyến khích và thu hút nhân tài cho các lĩnh vực quan trọng của đất nước: Phụ cấp theo nghề cũng nhằm mục đích khuyến khích và thu hút nhân tài cho các lĩnh vực có yếu tố đặc biệt và quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của đất nước. Các lĩnh vực như giáo dục, y tế, pháp luật, kiểm tra, kiểm toán đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội.
Hai khoản phụ cấp mới này không chỉ giúp tạo ra một hệ thống phụ cấp linh hoạt và công bằng hơn, mà còn thúc đẩy sự hấp dẫn và tham gia của các nhân tài trong các lĩnh vực và vùng đặc biệt.
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn:
+ Thúc đẩy và khích lệ công chức, viên chức tham gia vào các hoạt động tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, từ đó góp phần vào sự phát triển cân đối và bền vững của các khu vực này.
+ Hỗ trợ các cá nhân làm việc tại các vùng này trong việc vượt qua những khó khăn đặc biệt về môi trường làm việc, điều kiện sống và giao thông, giúp họ có thể tiếp tục đóng góp cho cộng đồng một cách hiệu quả và bền vững.
5 khoản phụ cấp giáo viên bị cắt bỏ từ 1/7/2024
Nghị quyết 27 về cải cách tiền nêu rõ sẽ bãi bỏ 4 khoản phụ cấp của công chức, viên chức:
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên:
Đối với giáo viên, phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp mang ý nghĩa động viên, khích lệ và ghi nhận thời gian cống hiến của thầy cô trong ngành giáo dục.
- Bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Khoản phụ cấp này bị bãi bỏ do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị sẽ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương riêng.
- Bãi bỏ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội.
- Bãi bỏ phụ cấp công vụ do đã đưa vào trong mức lương cơ bản.
- Bãi bỏ bỏ phụ cấp độc hại, nguy hiểm do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề.
Mặc dù bãi bỏ nhiều khoản phụ cấp quan trọng, tuy nhiên Nghị quyết 27 khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Trước đó, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Khi thực hiện cải cách tiền lương với công chức, viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung. Lý giải về việc này, Bộ Nội vụ cho rằng, Việt Nam đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế.
Theo Nghị quyết, cơ cấu tiền lương mới sau cải cách của giáo viên sẽ gồm ba bộ phận là lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng. Do đó, so với hiện nay, lương giáo viên trong khu vực công sẽ được bổ sung thêm tiền thưởng. Lương giáo viên sẽ được tính theo công chức: Lương = Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng (nếu có). Như vậy, việc trả lương của giáo viên là viên chức sẽ không thực hiện theo (hệ số x mức lương cơ sở) như hiện nay mà được thay thế bằng các bảng lương theo vị trí việc làm gồm một bảng lương chức vụ và một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ. |