Thứ tư 25/12/2024 08:48

14 Bộ, 12 địa phương sẽ bị giám sát về sử dụng nguồn lực phòng chống dịch

Dự kiến sẽ có 14 bộ, 12 địa phương bị giám sát trong quản lý, sử dụng nguồn lực phòng chống dịch. Trong đó, có Bộ: Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư, Y tế, Nội vụ...

Sáng ngày 23/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hộicho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng

Báo cáo về kế hoạch chi tiết và các Đề cương báo cáo giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết, Đoàn giám sát sẽ đánh giá đầy đủ, toàn diện, khách quan tình hình và kết quả thực hiện việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Theo đó, sẽ làm rõ, tình hình, thực trạng và thực hiện chính sách, pháp luật; kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế, yếu kém, bất cập; nguyên nhân chủ quan, khách quan; bài học kinh nghiệm, đặc biệt là mối quan hệ và bài học kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng với công tác phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, khả thi của chính sách, pháp luật; làm rõ ưu, nhược điểm của việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với từng nội dung, lĩnh vực giám sát.

Về phạm vi giám sát sẽ giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước. Thời gian giám sát từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2022. Đồng thời, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng trên phạm vi cả nước; thời gian giám sát từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 31/12/2022.

Về nội dung giám sát căn cứ các văn bản hiện hành của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành (103 văn bản về việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19; 59 văn bản về y tế cơ sở, y tế dự phòng).

Nội dung giám sát tập trung vào việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nguồn lực (vật lực, tài lực), gồm: Ngân sách nhà nước, Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, viện trợ ngoài nước, các chính sách tài khóa, các chính sách tiền tệ; nguồn lực huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước. Nhân lực gồm: lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch được huy động trong ngành Y tế, Quân đội, Công an; lực lượng nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Cùng với đó là việc tổ chức hệ thống y tế cơ sở, điều kiện đảm bảo và công tác tổ chức thực hiện các quy định về y tế cơ sở. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở. Hệ thống tổ chức y tế cơ sở, mối quan hệ giữa các cơ sở thuộc tuyến y tế cơ sở và việc đáp ứng với thực hiện chức năng nhiệm vụ.

Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với y tế cơ sở; phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính cho y tế cơ sở; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực bảo đảm cho hoạt động của y tế cơ sở. Kết quả thực hiện bao gồm các nhiệm vụ thường xuyên và trong phòng, chống đại dịch (phòng, chống dịch Covid-19), ứng phó với thảm họa.

Việc tổ chức bộ máy y tế dự phòng, điều kiện đảm bảo và công tác tổ chức thực hiện các quy định về y tế dự phòng. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về y tế dự phòng. Hệ thống tổ chức thực hiện nhiệm vụ y tế dự phòng các cấp. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với y tế dự phòng; phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính cho y tế dự phòng. Nguồn nhân lực bảo đảm cho hoạt động của y tế dự phòng.

Kết quả thực hiện bao gồm các nhiệm vụ thường xuyên (phòng, chống, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm) và trong phòng, chống đại dịch (phòng, chống dịch Covid-19), kiểm soát dịch bệnh. Chính sách y tế dự phòng và việc đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong phòng, chống Covid-19 và phòng bệnh nói chung trong mục tiêu bảo đảm an ninh y tế. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chính sách, pháp luật về y tế dự phòng.

Đoàn giám sát dự kiến giám sát trực tiếp tại 14 Bộ, ngành, và 12 địa phương. Cụ thể, các Bộ, ngành gồm: Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư, Y tế, Nội vụ, Lao động-Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin - Truyền thông, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

12 tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Yên Bái, Nghệ An, Huế (hoặc Đà Nẵng), Kon Tum, Phú Yên, An Giang (hoặc Đồng Tháp), Cần Thơ, Tây Ninh (hoặc Bà Rịa - Vũng tàu).

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông