Chủ nhật 24/11/2024 11:46

10 công trình nào sắp phải di dời khỏi nội thành Hà Nội?

UBND TP. Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn TP. Hà Nội (đợt 1).

Theo đó, UBND thành phố đề xuất di dời10 cơ sở nhà đất do các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch (do không phù hợp với quy hoạch xây dựng), thuộc trường hợp UBND cấp tỉnh ban hành Danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch sau khi có ý kiến của HĐND cùng cấp.

Các cơ sở nhà đất được đề xuất di dời là: Công ty In báo Nhân dân Hà Nội, số 15 Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm; báo Lao Động, số 51 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm; Công ty TNHH MTV In báo Hà Nội mới, số 35 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm; Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, số 183 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình; Công ty TNHH MTV In và thương mại thông tấn xã Việt Nam, số 70/342 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân; Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, số 551 Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên; Tổng kho xăng dầu Đức Giang, số 26 phố Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên; Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp, số 167/6 phố Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa; Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm...

Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long là 1 trong 10 cơ sở nhà đất được đề xuất di dời khỏi nội thành Hà Nội

UBND TP. Hà Nội cho biết, đề xuất trên nhằm thực hiện chủ trương di dời các cơ sở nhà, đất phải di dời do không phù hợp quy hoạch trên địa bàn thành phố, căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 21 mục 2 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Việc thông qua Nghị quyết là căn cứ để các đơn vị xây dựng phương án sắp xếp và quyết định kế hoạch di dời; góp phần sử dụng đất có hiệu quả và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát triển ổn định lâu dài, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tạo thêm quỹ đất cho khu vực nội thành xây dựng các công trình công cộng, đảm bảo điều kiện môi trường, tạo cảnh quan kiến trúc và văn minh đô thị.

Theo kế hoạch, Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ được xem xét tại Kỳ họp thứ 7, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI.

Ngân Thương

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024