Thứ bảy 28/12/2024 00:32

Ý nghĩa lớn từ mô hình 'Em gom tiền nhỏ - Giúp bạn khó khăn'

Mô hình 'Em gom tiền nhỏ - Giúp bạn khó khăn' được kỳ vọng tạo khơi dậy trong học sinh ý thức giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.

"Em gom tiền nhỏ - Giúp bạn khó khăn" là tên gọi của dự án đang được triển khai tại Trường Tiểu học Quang Trung (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) với sự phối hợp của Hội Chữ thập đỏ huyện Gia Lâm và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm. Mục đích của hoạt động này nhằm đề cao việc giáo dục nhân cách, tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng thông qua những hành động nhỏ bé.

Trong chương trình này, cứ vào mỗi cuối tuần, trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên dành 5 phút chia sẻ các câu chuyện nhân ái hoặc tấm gương người tốt, khuyến khích học sinh kể lại những việc tốt mình làm hoặc chứng kiến. Các em được động viên thực hiện ít nhất một điều tốt mỗi ngày và chia sẻ vào cuối tuần. Hoạt động này giúp học sinh hình thành thói quen sống đẹp, xây dựng ý thức sẻ chia và tạo môi trường thân thiện, giàu yêu thương.

Học sinh sẽ tiết kiệm từ 1.000 - 5.000 đồng mỗi tuần, bỏ vào hòm từ thiện niêm phong tại lớp. Hòm được mở hai lần mỗi năm vào dịp cuối học kỳ với sự chứng kiến của Ban giám hiệu, phụ huynh và Chi hội Chữ thập đỏ. Số tiền thu được sẽ trích 1/3 đóng góp vào quỹ nhân đạo huyện và 2/3 để hỗ trợ học sinh khó khăn, thực hiện hoạt động nhân đạo tại nhà trường.

Lễ ra mắt mô hình “Em gom tiền nhỏ - Giúp bạn khó khăn”. Ảnh: Phương Lộc

Ngay sau khi mô hình kể trên được ra mắt, đã có ý kiến cho rằng, những mô hình như thế này cần được nhân rộng hơn nữa không chỉ ở phạm vi Trường Tiểu học Quang Trung mà còn ở các trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung bởi trên thực tế, việc triển khai mô hình này sẽ giúp học sinh nhận thức rõ hơn về giá trị của lòng nhân ái. Từ những hành động nhỏ, các em sẽ học cách sẻ chia, đồng cảm và gắn kết với cộng đồng hơn.

Thêm vào đó, tất cả hoạt động được thực hiện với mục tiêu hình thành nền tảng cho một thế hệ học sinh sống đẹp, biết yêu thương và có trách nhiệm với xã hội. Nếu được nhân rộng, mô hình còn góp phần giúp tăng hiệu quả giáo dục nhân cách cho học sinh, tạo cho các em lối sống đẹp, phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Phong Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Người tốt - Việc tốt

Tin cùng chuyên mục

Chuỗi hoạt động CSR của Canifa lan toả giá trị tích cực

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Lâm trường 156 - phên dậu vững chắc nơi biên cương Tổ quốc

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Chàng trai đưa cách làm du lịch đến với các bản làng biên giới giúp bà con Bru-Vân Kiều đổi đời

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Gia đình thương binh ở Bình Phước có gần 70 lần hiến máu nhân đạo

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Gia Lai: Cô giáo trẻ ‘truyền lửa’ học tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số

TokyoLife: Viết nên câu chuyện hy vọng, trao quyền bình đẳng cho người khuyết tật

PC Gia Lai hiến máu nhân đạo, hành trình truyền lửa cho thế hệ sau

Gia Lai: Những 'tấm lòng vàng' của thầy cô với học sinh nghèo nơi biên giới

Người phụ nữ dân tộc Tày với mong ước đưa thảo dược vùng quê ra thị trường

Tấm lòng vàng của người phụ nữ đất Cảng Nguyễn Thị Hương

Đại úy Quân đội trên hành trình 'gieo chữ' nơi vùng cao