Thứ hai 23/12/2024 07:37

Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, chủ động trước rào cản bảo hộ

Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường xuất khẩu tiềm năng, tuy nhiên đây lại là thị trường thường xuyên sử dụng công cụ phòng vệ thương mại với hàng hóa nhập khẩu.
Một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bị Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Xuất khẩu tăng tích cực

Thổ Nhĩ Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Tây Á, chỉ đứng sau Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). Trong đó, cán cân thương mại song phương Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ những năm gần đây thường thặng dư về phía Việt Nam.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cũng cho thấy, trong 5 tháng 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt 648,1 triệu USD, tăng 38,2% trong khi kim ngạch nhập khẩu là 153,5 triệu USD, tăng nhẹ 1,4% so với cùng giai đoạn năm 2021.

Theo ghi nhận của Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, 5 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng trở lại nhờ sự tăng trưởng của nhiều nhóm hàng, trong đó sản phẩm điện thoại các loại và linh kiện; các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác là các nhóm hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào thị trường này, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đáng kể, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 183 triệu USD, tăng 7% so với 5 tháng năm 2021, chiếm 28,2% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong giai đoạn phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19, nhiều đánh giá chỉ ra rằng, cơ hội để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ khá rộng mở, tuy vậy, hàng hóa Việt Nam cũng đang gặp những rào cản nhất định từ thị trường này.

Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu rõ, do khoảng cách địa lý với Việt Nam và những khó khăn trong vận tải trong và sau đại dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam; giữa hai nước còn chưa hợp tác sâu rộng về hệ thống ngân hàng kèm với tâm lý giảm chi phí thanh toán nên dẫn đến tập quán thanh toán khá rủi do cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nước ngành sản xuất nội địa phát triển và có cơ cấu kinh tế khá tương đồng với Việt Nam, nhất là các ngành công nghiệp nhẹ, hướng về xuất khẩu và cũng thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, do đó nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ doanh nghiệp sở tại, nhất là các mặt hàng tiêu dùng. Sự khác biệt về văn hoá cũng làm cản trở xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm ta có thế mạnh cho dù Thổ Nhĩ Kỳ không quy định khắt khe về điều kiện Halal.

Đặc biệt, hiện Thổ Nhĩ Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và luôn sử dụng vấn đề này trong các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam để áp đặt thuế chống bán phá giá và hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam; nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hầu như không còn được xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bị áp đặt loại thuế này như sợi polyester, đá hoa cương…

Tăng cơ hội tiếp cận thị trường

Dù có những rào cản nhất định, song Thổ Nhĩ Kỹ vẫn luôn là thị trường xuất khẩu tiềm năng, bởi theo Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, đây là một nền kinh tế lớn với kim ngạch nhập khẩu trên 250 triệu USD mỗi năm và phụ thuộc vào nhiều loại nguyên liệu sản xuất nhập khẩu mà ta có thế mạnh như xơ sợi, chất dẻo, cao su...

Đồng thời đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn với dân số trên 85 triệu người với sức mua lớn và đa phần là dân số trẻ và các quy định nhập khẩu khá tương thích với các quy định của châu Âu nên thuận lợi cho các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm xuất khẩu vào các thị trường lớn. Thổ Nhĩ Kỳ còn là thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu sản xuất, tiêu biểu như mặt hàng cao su làm lốp xe, sợi bông.

Do vậy, để tiếp cận thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ khuyến nghị, cần tích cực đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường và kết nối giao thương; mặt khác các doanh nghiệp cần chủ động tham gia các hội chợ chuyên ngành đối với các mặt hàng xuất khẩu để tiếp cận người mua nhằm xây dựng quan hệ với nhà nhập khẩu, phân phối.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lựa chọn và mời các nhà nhập khẩu lớn, có uy tín sang thăm và giao thương trực tiếp với các doanh nghiệp, ví dụ mời các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản lớn sang thăm và làm việc với các doanh nghiệp chế biến tiến tới ký kết hợp tác lâu dài.

Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt nhấn mạnh, hiện Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều thứ 3 với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ, Ấn Độ. Tính đến thời điểm hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt thuế chống bán phá giá trong 13 vụ việc và đang tiến hành điều tra một vụ việc đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chủ yếu là các sản phẩm thép, sợi, săm lốp, điện thoại.

Trước rào cản bảo hộ từ thị trường, việc doanh nghiệp chủ động ứng phó khi tăng cường xuất khẩu vào thị trường này là hết sức quan trọng. Liên quan đến vấn đề này, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cũng đã khuyến nghị, doanh nghiệp, ngành hàng cần nghiên cứu pháp luật phòng vệ thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ; đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, gia tăng chất lượng hàng hóa nhằm tránh bị khởi xướng điều tra.

Ngoài ra, theo Cục Phòng vệ thương mại, khi bị tiến hành điều tra, doanh nghiệp cần gửi yêu cầu, đăng ký tham gia vụ việc tới cơ quan điều tra để được xem xét là bên liên quan chính thức trong vụ việc; cân nhắc phối hợp với đơn vị tư vấn, luật sư có kinh nghiệm xử lý vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Bên cạnh đó, liên lạc thường xuyên, hợp tác toàn diện với cơ quan điều tra trong suốt quá trình vụ việc diễn ra cũng như thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với hiệp hội, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tại Việt Nam; với các đối tác nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ để nâng cao tiếng nói, yêu cầu cơ quan điều tra xem xét đầy đủ lợi ích kinh tế xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng.

Thổ Nhĩ Kỳ đang là điểm trung chuyển hàng hoá vào một số nước có nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng Việt Nam nhờ vì trí địa lý thuận lợi và chính sách giao thương linh hoạt và khá cởi mở, cùng với hoạt động tích cực của khu vực phi chính thức.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Kết quả rà soát lần thứ hai áp dụng chống bán phá giá đối với thép hình chữ H

Indonesia gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12