Thứ hai 25/11/2024 05:35

Xuất khẩu nông – thủy sản sang Trung Quốc: Thay đổi để thích ứng

Hiện nay, XK nông - thủy sản sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do các cơ quan quản lý nước này đang tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm... đối với hàng hóa nhập khẩu (NK) nói chung, nông - thủy sản nói riêng.

Chưa bớt khoá

Theo thông tin từ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc), chính quyền Quảng Tây đang thực hiện nghiêm chế độ quản lý hàng hóa đưa vào tiêu thụ tại các chợ, siêu thị; tăng cường kiểm tra các loại giấy tờ như: Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ, chứng từ mua hàng đối với hàng nông sản dùng làm thực phẩm. Cấm mua - bán, tàng trữ các loại thực phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; các trường hợp kinh doanh thực phẩm NK phải cung cấp chứng từ kiểm nghiệm kiểm dịch của cơ quan hải quan…

Trong khi đó, chính quyền TP. Đông Hưng (Trung Quốc) - địa phương có chung đường biên giới với Móng Cái, (tỉnh Quảng Ninh) gần đây cũng tăng cường tổng kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản phẩm đối với sản phẩm nông - thủy sản tại các chợ nông sản, siêu thị, khách sạn trên địa bàn.

Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn của đối tác nhập khẩu

Vải thiều đang vào giữa vụ, nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng 2.000 tấn được làm thủ tục thông quan để XK sang Trung Quốc, giảm mạnh so với các năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ông Vy Công Tường - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn - nhận định, thị trường Trung Quốc đã thay đổi, yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn, chất lượng và hàng hóa phải truy xuất nguồn gốc. Thay vì chỉ cần dán tem truy xuất trên bao bì như trước. Ngoài ra, từ ngày 1/7, các phương tiện vận tải của Việt Nam nhập cảnh Trung Quốc đều phải mua bảo hiểm phương tiện.

Trước đó, ông Thang Thành Vỹ - Chủ tịch Hiệp hội hoa quả quốc tế TP. Bằng Tường (Quảng Tây - Trung Quốc) - khuyến nghị, các DN hoa quả của Việt Nam nên đáp ứng đúng yêu cầu của hải quan về việc đóng gói quả vải như không được để lá. Nếu không sẽ bị trả lại, ảnh hưởng đến tiến trình giao dịch của 2 bên.

Chuyển đổi cách trồng trọt

Trước tình hình trên, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho rằng, cần phải chuyển đổi lại cách trồng trọt, cải tiến mẫu mã, bao bì, sản xuất những sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu người tiêu dùng Trung Quốc.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T- cho biết: Nhiều DN Việt đang đẩy mạnh xây dựng những vùng nguyên liệu. Tạo ra sản phẩm sạch để XK với giá trị cao sang nhiều thị trường.

“Việc này giúp sàng lọc, cải tạo, nuôi dưỡng, xây dựng vùng nguyên liệu chỉ có một chuẩn, chứ không còn phân biệt là khó tính, dễ tính, nội địa hay XK. Có như vậy, thị trường đòi hỏi cao thì DN vẫn đáp ứng được” - ông Tùng chia sẻ.

Trước yêu cầu từ thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương khuyến nghị các DN, hộ sản xuất hàng nông-thủy sản XK sang thị trường Trung Quốc tăng cường giám sát chất lượng, chủ động phối hợp chặt chẽ với đối tác nhập khẩu tuân thủ nghiêm các quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng; tích cực theo dõi, nắm bắt thông tin về thị trường để chủ động đưa hàng lên các cửa khẩu biên giới, qua đó góp phần giảm thiểu rủi ro và thời gian thông quan hàng hóa.

TS. Đặng Kim Sơn - chuyên gia nông nghiệp: Cần đẩy mạnh liên kết giữa các nhà máy chế biến, DN kinh doanh với người sản xuất tại những vùng nguyên liệu để đảm bảo chất lượng, tạo sức cạnh tranh cao cho sản phẩm.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng