Thứ ba 26/11/2024 16:45

Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng trưởng ở nhiều thị trường

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam năm 2018 tăng trưởng 8,3% so với năm 2017, đạt 672,3 triệu USD. Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang đa số các thị trường đều tăng trưởng dương.  

Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đi các thị trường. Đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong top 7 thị trường nhập khẩu lớn nhất mực, bạch tuộc của Việt Nam. Năm 2018, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này tăng 23,7% đạt 269,8 triệu USD. Nhu cầu tiêu thụ ổn định cộng với lợi thế thuế quan từ Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA) đã giúp duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ổn định của mực, bạch tuộc Việt Nam sang thị trường này.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng ở nhiều thị trường

Ngoài Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật Bản và ASEAN tăng lần lượt 4% và 15% so với năm 2017.

EU là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 12,4%, tuy nhiên đang gặp khó khăn do bị áp thẻ vàng IUU. Nếu như năm 2017, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang thị trường này đạt tốc độ tăng trưởng trên 50% thì năm 2018, xuất khẩu sang thị trường này giảm 21,7%, đạt trên 83 triệu USD do tác động của thẻ vàng IUU. Xuất khẩu sang 3 thị trường nhập khẩu chính trong khối (Italy, Tây Ban Nha, Pháp) đều giảm lần lượt 30%, 8,3% và 1,2% so với năm 2017.

Trong 12 tháng của năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam chỉ giảm trong hai tháng 7 và 8, các tháng còn lại đều tăng trưởng dương. Đồng thời, có xu hướng tăng trưởng mạnh trong quý cuối cùng của năm.

Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam, mực vẫn chiếm ưu thế với 51,5%, còn lại bạch tuộc chiếm 48,5%. Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm mực, bạch tuộc sống/tươi/đông lạnh (chiếm tỷ trọng 67%), các sản phẩm chế biến vẫn chưa nhiều (33%).

Tuy đạt được một số thành tựu nhưng hoạt động xuất khẩu mực, bạch tuộc vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu vẫn thấp, giá cao vẫn là những vấn đề của các nhà chế biến mực, bạch tuộc trong năm 2018

Năm 2019, dự kiến giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tương đương với năm 2018. Ngành hải sản xuất khẩu trong đó có mực, bạch tuộc đang nỗ lực tập trung làm tốt công tác hồ sơ để góp phần nhanh chóng gỡ bỏ thẻ vàng tạo tâm lý tốt để các nhà nhập khẩu đặt hàng nhiều hơn.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch