Chủ nhật 17/11/2024 18:23

Xuất khẩu cao su gặp khó khăn

Thiếu các yếu tố lực đỡ thị trường, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong ngắn hạn được dự báo vẫn tiếp tục gặp khó.    

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 4/2020 đạt khoảng 55 nghìn tấn, trị giá 71 triệu USD, giảm 9,2% về lượng và giảm 18,5% về trị giá so với tháng 3/2020, giảm 26,3% về lượng và giảm 33,7% về trị giá so với tháng 4/2019; giá xuất khẩu bình quân giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 1.291 USD/tấn.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 283 nghìn tấn, trị giá 402 triệu USD, giảm 31,7% về lượng và 27,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; giá xuất khẩu bình quân tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2019, lên mức 1.423 USD/tấn.

Xuất khẩu cao su 4 tháng năm 2020 giảm mạnh

Nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng cao su ở mức thấp do đại dịch Covid- 19 khiến ngành sản xuất ô tô gặp nhiều khó khăn và thị trường lo ngại kinh tế thế giới suy thoái. Tập đoàn Ô tô Toyota sẽ giảm sản lượng xe thành phẩm 40% tại Nhật Bản trong tháng 5/2020 do nhu cầu toàn cầu giảm bởi đại dịch Covid- 19.

Tháng 3/2020, doanh số bán ô tô tại Trung Quốc giảm 43,3% so với tháng 3/2019. Sản lượng lốp xe trong quý 1/2020 của Tập đoàn Goodyear Tire & Rubber GT.O giảm 18% và doanh số bán giảm khoảng 17%. Hầu hết các nhà máy tại châu Mỹ, châu Âu và một số nhà máy sản xuất lốp xe tại châu Á - Thái Bình Dương vẫn đóng cửa.

Mặc dù quý I/2020 nhu cầu cao su toàn cầu ở mức thấp, nhưng thị trường được hỗ trợ bởi sản lượng giảm do cây cao su vào mùa rụng lá. Dự kiến quý II/2020 là giai đoạn bắt đầu mùa thu hoạch cao su tại các nước Đông Nam Á, nhu cầu cao su tự nhiên từ các nước tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu ở mức thấp và giá dầu thô giảm kỷ lục sẽ gây áp lực đối với giá cao su tự nhiên. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ARNPC), năm 2020, tổng diện tích cao su trưởng thành của các nước thuộc ARNPC dự kiến mở rộng thêm 317.000ha, khiến dự báo nguồn cung cao su thiên nhiên thế giới tăng 3,8% lên mức 14,2 triệu tấn. Trong khi đó nhu cầu chỉ ở mức 14 triệu tấn, tăng 2,7%.

Tình hình dịch Covid-19 lan khắp thế giới, mối lo ngại về sự suy thoái toàn cầu đang diễn ra, làm giảm cơ hội mở rộng thị trường của cao su Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành sản xuất xe hơi suy giảm, dẫn đến sự đình trệ của sản xuất lốp xe, kéo theo nhu cầu về cao su giảm mạnh. Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong ngắn hạn vẫn tiếp tục gặp khó.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024