Thứ ba 26/11/2024 15:16

Xuất khẩu cá tra kỳ vọng phục hồi vào quý III/2020

Giá trị xuất khẩu cá tra nửa đầu năm 2020 của Việt Nam sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp xuất khẩu đang đặt kỳ vọng vào quý III/2020, hoạt động giao thương sẽ ổn dần ở một số thị trường.    

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho hay, tính đến giữa tháng 6 năm 2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ thị trường Singapore và Anh. Đây là hai thị trường xuất khẩu hiếm hoi trong Top 10 thị trường lớn vẫn giữ được mức tăng trưởng dương sau đại dịch Covid-19.

Xuất khẩu cá tra kỳ vọng phục hồi vào quý III/2020

Cụ thể, đối với thị trường Trung Quốc - Hồng Kông, tính đến nửa đầu tháng 6/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 187,9 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đột ngột chững lại và giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái do một số cảng Trung Quốc đóng cửa nhập khẩu các lô hàng thủy sản vì lo ngại về nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Hơn thế, nhiều siêu thị ở phía Bắc Trung Quốc vẫn chưa bán lại như trước. Điều này cũng tác động ngược trở lại giá xuất khẩu sang thị trường này.

Mỹ- thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Tính đến nửa đầu tháng 6/2020 chiếm tỷ lệ 15,6% tổng xuất khẩu cá tra, đạt 95,5 triệu USD, giảm 24,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu mới nhất của Cục Nghề cá biển Hoa Kỳ (NMFS), giá trung bình của cá tra phile đông lạnh nhập khẩu trong tháng 4/2020 tại Mỹ là 2,86 USD/kg, giảm 0,48% so với tháng 3/2020 và thấp hơn 35,1% so với cùng năm 2019. Tình hình dịch bệnh Covid-19 tác động lớn tới hoạt động thương mại, kinh doanh tại thị trường này. Cho tới nay, vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi khả quan tại thị trường này.

Đối với thị trường EU, mặc dù giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường EU trong gần 6 tháng đầu năm nay vẫn giảm sút tới 36,6% so với cùng kỳ năm trước nhưng mức tăng trưởng âm đã có dấu hiệu chậm dần. Tính tới nửa đầu tháng 6/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 64,6 triệu USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra sang 3 thị trường lớn nhất gồm Hà Lan, Đức và Tây Ban Nha giảm lần lượt 32,7%; 37,1% và 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng tương tự như xu hướng tiêu thụ tại Mỹ, cho tới nay, các doanh nghiệp vẫn chưa thể mong mỏi vào việc xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng trưởng dương như năm trước.

Đáng chú ý, Singapore và Anh- hai thị trường đặc biệt trong mùa Covid-19 này. Bởi lẽ, trong khi hầu hết giá trị xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu lớn đều bị ảnh hưởng tới mức tăng trưởng khó khăn mãi ở mức âm thì giá trị xuất khẩu sang hai thị trường này sáng sủa hơn. Tính đến nửa đầu tháng 6/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang Singapore – thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của cá tra Việt Nam tại ASEAN đạt 18,5 triệu USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh cũng đạt 28,6 triệu USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.

Cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc đã tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới khiến bức tranh chung của xuất khẩu cá tra Việt Nam trong hai quý đầu năm 2020 gặp khó.

Thị trường vẫn diễn biến chậm do tình hình xuất khẩu vẫn ảm đạm với lượng đặt hàng mới yếu, lượng tồn kho cao cùng với giá xuất khẩu thấp đã tác động đến giá cá tra tại thị trường trong nước. Giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 6/2020 vẫn chững ở mức thấp, đạt quanh mức 18.000-18.200 đ/kg đối với cá tra loại I (700900g/con). Các công ty lớn hầu như không bắt cá ngoài mà chủ yếu đang bắt trong hệ thống liên kết, các công ty nhỏ, đơn vị gia công bắt cá ngoài rất ít.

Các chuyên gia cho biết, nếu trong quý III/2020, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang đặt kỳ vọng vào quý III/2020, hoạt động giao thương sẽ ổn dần ở một số thị trường, trong đó có hai thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc - Hồng Kông và Mỹ.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch