Thứ ba 29/04/2025 10:13

Xử lý 19 cơ sở vi phạm kinh doanh thiết bị y tế trong ngày 20/3

Trong kỳ báo cáo ngày 20/3/2020, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cả nước đã thực hiện kiểm tra, giám sát 74 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế, xử lý 19 cơ sở, phạt tiền 25.750.000 đồng. 

Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-BCT ngày 11/03/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, lực lượng QLTT liên tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt thị trường. Đồng thời, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch và chữa bệnh.

Theo đó, lũy kế từ ngày 31/01 đến ngày 20/03/2020, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, giám sát 6.783 cơ sở. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 2.513.131.000 đồng. Trong đó, từ 12h ngày 19/3 đến 12h ngày 20/3/2020, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra, giám sát 74 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế, xử lý 19 cơ sở, phạt tiền 25.750.000 đồng.

Cụ thể, ngày 19/03/2020, Đội QLTT số 11 đã phối hợp cùng với Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Tây Hồ và Công an phường Thụy Khuê tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại ASIA tại địa chỉ ngõ 295 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 87 thùng khẩu trang không nhãn mác, 11 thùng khẩu trang chữ nước ngoài, nhiều vỏ hộp khẩu trang, vỏ nilon có nhãn ghi chữ nước ngoài. Đoàn kiểm tra tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật.

Mặc dù, số vụ xử lý giảm “nhiệt”, song một số đối tượng, cơ sở vẫn lợi dụng dịch bệnh, kinh doanh trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc… Chính vì vậy, tại cuộc họp khẩn với các đơn vị thuộc Bộ mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu Tổng cục QLTT cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để đảm bảo ổn định thị trường, không để hiện tượng lợi dụng dịch bệnh đầu cơ tăng giá, hàng nhái hàng giả trà trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU