Thứ tư 18/12/2024 17:43

"Xanh hóa" năng lượng và xu hướng tăng cường sử dụng điện mặt trời áp mái

Giải pháp sử dụng điện mặt trời áp mái không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí mà còn đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường.

Động lực từ chính sách và cam kết quốc tế

Theo đó, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải CO2 đến 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26. Quy hoạch Điện VIII với mục tiêu khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời áp mái, đã đặt nền móng cho sự thúc đẩy của xu hướng này. Phát triển nền kinh tế xanh và tuần hoàn đã trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia và Việt Nam không phải ngoại lệ. Trong bối cảnh hiện đại, "xanh hóa" năng lượng đang trở thành xu hướng quan trọng, đặc biệt trong sản xuất và kinh doanh.

Sử dụng năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời áp mái mang lại nhiều lợi ích. Các doanh nghiệp có nguồn cung cấp điện ổn định, tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là cực kỳ quan trọng để tiếp cận các thị trường khó tính như châu Âu.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh rằng, việc sử dụng năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời mái nhà giúp doanh nghiệp chủ động nguồn điện ổn định trong quá trình sản xuất kinh doanh, hưởng các lợi ích về kinh tế và tiết giảm kinh phí sản xuất.

Việt Nam đã tham gia 19 FTA song phương và đa phương, đây là cơ sở để kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu. Tại EU và một số quốc gia khác, hàng hóa nhập khẩu phải có chứng chỉ xanh để hưởng cơ chế ưu đãi.

"Việc sử dụng điện mặt trời mái nhà không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh mà còn là điều kiện không thể thiếu trong quá trình hội nhập quốc tế", ông Phòng nói.

“Xanh hóa” năng lượng là xu thế tất yếu

Mặc dù việc sử dụng điện mặt trời áp mái mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức cần được giải quyết nhất là trong việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc đầu tư và lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà trong các khu công nghiệp phù hợp với chủ trương của nhà nước, giảm phát thải khí nhà kính và đáp ứng yêu cầu tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tái tạo, phù hợp định hướng phát triển của ngành từ "nhanh" sang "bền vững". Doanh nghiệp cũng rất mong có những hướng dẫn chi tiết, hỗ trợ cho họ để có thể triển khai mô hình này.

Sử dụng điện mặt trời áp mái mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Dù có thách thức, phát triển năng lượng xanh và sử dụng điện mặt trời áp mái vẫn mang lại nhiều cơ hội.

Một số chuyên gia cho rằng, chủ đầu tư của các khu công nghiệp có thể là đầu mối cung cấp, lưu trữ năng lượng điện mặt trời phục vụ các nhà máy trong khu công nghiệp. Điều này giúp quá trình đầu tư có tính hệ thống, đồng bộ, đạt tiêu chuẩn và dễ dàng trong quản lý, phân phối, đồng thời tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các khu công nghiệp, hướng đến phát triển bền vững.

Việc "xanh hóa" năng lượng và xu hướng tăng cường sử dụng điện mặt trời áp mái đang mở ra nhiều triển vọng tích cực cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Với những chính sách và hỗ trợ phù hợp, Việt Nam có thể tiến xa trong việc phát triển năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để xây dựng nghị định của Chính phủ quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Theo quy định của pháp luật, việc xây dựng pháp luật phải bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật, bảo đảm tính minh bạch.

Với tinh thần phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời mái nhà để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cho nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp, Bộ Công Thương khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không giới hạn vùng phát triển theo đúng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Yến Thư
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời mái nhà

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Tặng tivi, lắp đèn năng lượng mặt trời trong Tháng tri ân khách hàng

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo

Phát triển điện hạt nhân: lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

EVNCPC đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Công ty Điện lực Hà Giang: Quyết tâm làm sạch hành lang lưới điện

Danh mục các văn bản thi hành Luật Điện lực

Ký kết thực hiện 4 công trình điện trọng điểm cấp điện ở các đảo tại Kiên Giang

Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,25 tỷ kWh

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 4 - Viện Năng lượng khuyến nghị gì?

Biến chuyển mới tại dự án đường dây 500Kv Củ Chi - rẽ Chơn Thành - Đức Hòa

Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 220kV Sa Đéc