WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội

Trong những năm qua, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội tạo được những tiền đề chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Nhân dịp năm mới Bính Thân 2016, PV đã có cuộc phỏng vấn bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Sau đây là nội dung phỏng vấn:

Bà đánh giá như thế nào về những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội những năm qua?

Bà Victoria Kwakwa: Việt Nam đã thay đổi nhiều sau ba mươi năm đổi mới. Từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo, kế hoạch tập trung, đóng cửa với phần lớn thế giới bên ngoài, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước thu nhập trung bình năng động, đô thị hóa nhanh với nền kinh tế theo định hướng thị trường. Việt Nam đã mở cửa thương mại và đầu tư quốc tế, đang hội nhập các mạng lưới sản xuất toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất ấn tượng, công bằng và ổn định.

Trên tất cả các lĩnh vực đều được cải thiện đáng kể. Nghèo đói đã giảm rất nhanh, tỉ lệ nghèo đã giảm từ 50 % vào đầu những năm 1990 xuống còn 3% hiện nay.

Không chỉ thu nhập cao hơn, người dân Việt Nam còn đạt được trình độ học vấn cao hơn và có tuổi thọ cao hơn hầu hết các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.

Trong những cuộc thi quốc tế gần đây, học sinh Việt Nam thể hiện tốt hơn mức trung bình của các nước trong Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), với sự khác biệt rất nhỏ giữa các nhóm thu nhập và giữa thành thị-nông thôn. Tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ đã giảm xuống dưới mức trung bình của các nước có thu nhập trung bình, trong khi tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm xuống một nửa, chỉ cao hơn tỉ lệ trung bình một chút.

Việc tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản cũng đã cải thiện đáng kể. Hiện tại hầu hết các gia đình đều có điện dùng, so với chưa đến một nửa số hộ dân có điện vào năm 1993. Tiếp cận nước sạch và vệ sinh hiện đại đã tăng từ dưới 50 % số hộ lên đến hơn 75%.

Việt Nam hiện đã ra khỏi danh sách các nước nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình. Bà có thể cho biết những cơ hội và thách thức của Việt Nam vào năm 2016 và các năm tiếp theo?

Bà Victoria Kwakwa: Bức tranh chung của nền kinh tế là tích cực khi Việt Nam bước vào năm 2016. Việt Nam đã hồi phục từ sự suy giảm trong bốn năm qua và hiện đang bắt đầu quỹ đạo phát triển. Chúng tôi tin rằng, sự phục hồi kinh tế này sẽ được duy trì trong bối cảnh thị trường thế giới bất ổn hiện nay. Triển vọng kinh tế Việt Nam được cho là phát triển mạnh hơn so với một số nước trong khu vực.

Việt Nam đang bắt đầu một làn sóng mới của hội nhập quốc tế và khu vực, mở ra những thị trường mới, hỗ trợ công cuộc công nghiệp hóa, mang tới cơ hội cho các doanh nghiệp thúc đẩy sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đặc biệt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng sẽ vượt lên trên khuôn khổ của hội nhập thương mại thông thường và thúc đẩy hiện đại hóa và chuyển biến của Việt Nam hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế trong một loạt các vấn đề thể chế bao gồm mua sắm công, quan hệ lao động, quyền sở hữu trí tuệ.

Việt Nam đã bắt đầu có được sự quan tâm lớn hơn của các nhà đầu tư theo sau các hiệp định quốc tế và đã có sự dịch chuyển của một số doanh nghiệp từ nước khác, nhằm tận dụng lợi thế của việc triển khai Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương sắp tới.

Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức. Đối với nền kinh tế mở của Việt Nam, cần có dự trữ ngoại hối mạnh mẽ hơn để đảm bảo an toàn trước những biến động bên ngoài. Tái cấu trúc lại không gian tài chính và dự trữ ngoại hối lớn hơn sẽ củng cố khả năng thích ứng của kinh tế vĩ mô, giúp nền kinh tế đối phó tốt hơn với những cú sốc cả trong và ngoài nước.

Ngoài những vấn đề cần quan tâm trước mắt, Việt Nam cũng phải đối mặt với các thách thức về cấu trúc như: hoàn thiện việc chuyển đổi kinh tế thị trường, đặc biệt là thực hiện cơ chế thị trường hiệu quả nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo quyền sở hữu và xác định lại vai trò của nhà nước trong nền kinh tế; tận dụng cơ hội hội nhập để đẩy mạnh công nghiệp hóa; tăng cường học hỏi và sáng tạo; sử dụng đô thị hóa để thúc đẩy tăng trưởng; đi theo lộ trình phát triển bền vững vì môi trường hơn nữa bao gồm việc xây dựng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chương trình hành động trên là cấp thiết cho Việt Nam để đẩy mạnh tăng trưởng năng suất và tiếp tục cải thiện sự cạnh tranh của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam đối mặt với những thách thức về việc đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội, đặc biệt là bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ xã hội và sinh kế cho người nghèo, người tàn tật, người dân nhập cư đô thị. Xã hội thu nhập trung bình và già hóa nhanh chóng của Việt Nam sẽ đòi hỏi tiếp cận giáo dục chất lượng tốt, bảo hiểm sức khỏe toàn diện, một hệ thống hưu trí vững chắc.

Cuối cùng, cơ chế quản lý của Việt Nam sẽ cần tiếp tục đổi mới để đáp ứng khát vọng của một nền kinh tế có thu nhập trung bình, thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng, toàn diện, bền vững.

Việt Nam có thể sử dụng làn sóng hội nhập mới tiếp thêm sức mạnh, đề ra những cải cách mạnh mẽ, chuẩn bị cho nền kinh tế bền vững của đất nước “cất cánh,” đảm bảo thành công của Việt Nam với tư cách là nước thu nhập trung bình thịnh vượng trong những năm tới. Chúng tôi chúc Việt Nam thành công hơn nữa trong năm 2016 và những năm sau đó.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Thế giới có những ưu tiên hợp tác như thế nào đề giúp Việt Nam đạt được những mục tiêu phát triển đất nước hiệu quả, bền vững?

Bà Victoria Kwakwa: Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đối với Việt Nam được đưa ra theo các ưu tiên phát triển của đất nước được thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội. Chiến lược hiện nay của chúng tôi, kết thúc vào năm 2016, có 3 trụ cột chính: cạnh tranh, bền vững và cơ hội.

Dưới trụ cột cạnh tranh, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ chương trình đổi mới cấu trúc và quản lý kinh tế Việt Nam ; bao gồm tái cấu trúc nông nghiệp và hiện đại hóa và cung cấp nguồn vốn cho các khoản đầu tư hạ tầng quan trọng trong các lĩnh vực điện, giao thông và nước.

Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu và môi trường bền vững của chúng tôi sẽ tập trung vào các khoản đầu tư nhằm khắc phục ô nhiễm công nghiệp, mở rộng rừng ngập mặn ven biển, bắt đầu hướng tiếp cận lồng ghép theo khu vực để thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và tăng cường các khoản đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo.

Nhằm thúc đẩy sự bình đẳng về cơ hội, chúng tôi sẽ tiếp tục các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và sinh kế tại các cộng đồng nghèo nhất, bao gồm các cộng đồng dân tộc ít người, nâng cấp cơ sở hạ tầng trong các khu vực thu nhập thấp và thiết kế các khoản đầu tư khác cho Chương trình nông thôn mới và Chương trình Mục tiêu Quốc gia mới về giảm nghèo bền vững.

Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 2016–2020, khẳng định lại các ưu tiên chính của chính phủ: duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường cơ chế thị trường, đầu tư vào hạ tầng hiện đại và phát triển lực lượng lao động tay nghề cao. Ngân hàng Thế giới hiện đang chuẩn bị thiết kế chiến lược tiếp theo nhằm hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội 2016-2020 và sẽ tiếp tục mang tới một loạt các công cụ để các bạn sử dụng: tri thức, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội 2016-2020.

Trân trọng cảm ơn bà!

TTXVN/Vietnam+
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/5/2024: Tình hình mặt trận có lợi cho Nga; hé lộ rủi ro của F-16 ở Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/5/2024: Tình hình mặt trận có lợi cho Nga; hé lộ rủi ro của F-16 ở Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/5/2024: Tình hình mặt trận có lợi cho Nga; hé lộ rủi ro của chiến đấu cơ F-16 ở Ukraine.
Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Hãng vận tải Maersk cho biết sự gián đoạn ở Biển Đỏ đang gia tăng sẽ làm giảm tới 20% công suất của ngành vận tải container giữa châu Á và châu Âu.
Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Từ ngày 1/4/2025, Singapore bắt đầu áp dụng quy định dán nhãn năng lượng bắt buộc cho sản phẩm máy nước nóng gia dụng và tủ lạnh bảo quản thương mại.
Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia đạt nhiều thành tựu hợp tác kinh tế, thương mại và không ngừng hợp lực phát triển kinh tế xanh, năng lượng tái tạo trong thời gian tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Đúng 12 giờ ngày 7/5, ông Vladimir Putin chính thức nhậm chức Tổng thống Nga trong buổi lễ long trọng tổ chức tại Điện Kremlin.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Ngày 7/5/2024, diễn ra Hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?
Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ với việc thả 33 con tin trong vòng 42 ngày tới
Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani nhấn mạnh, Việt Nam - Brazil đã nhất trí nỗ lực hướng mục tiêu tăng thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2030.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào xung đột Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 6/5/2024: Giám đốc CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel.
Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước giao ngay đang tăng nhanh và đây có thể chỉ là khởi đầu do nhu cầu mạnh hơn dự kiến và công suất bị hấp thụ bởi sự chuyển hướng ở Biển Đỏ.
Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Sự tăng vọt gần đây của giá ca cao toàn cầu do thiếu hụt nguồn cung đang ảnh hưởng đến các công ty socola trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói khi các chuyến hàng cứu trợ bị Quân đội Israel ngăn cản và làm khó.
Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Dải Gaza.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas kết thúc đàm phán không đạt kết quả? Nhiều thông tin từ vòng đàm phán cho thấy các bên không nhượng bộ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?
Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza.
"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

Thỏa thuận đóng cửa những nhà máy điện sử dụng than đánh dấu lần đầu tiên các nước G7 đặt ra thời hạn chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Một số thông tin tình hình Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo khi các thông tin cho thấy quân đội Do Thái vẫn đang chuẩn bị chiến sự.
Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine.
Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu sẽ thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động