Thứ hai 18/11/2024 20:14

Vĩnh Phúc: Thu hút FDI 2 tháng đầu năm tăng 30% so với cùng kỳ 2022

Tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 3 dự án FDI mới, 9 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn. Tổng vốn đăng ký 134,92 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 2/2023, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 1 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vốn đầu tư đăng ký 830.000 USD; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho 4 lượt dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 82,18 triệu USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trong tháng 2/2023 là 83,01 triệu USD.

Các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc thu hút 449 dự án đầu tư trong và ngoài nước

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút được 3 dự án FDI cấp mới và 9 lượt dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký 134,92 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 39% so với kế hoạch năm 2023.

Tính đến ngày 15/2/2023, số dự án còn hiệu lực đầu tư trong các khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc là 449 dự án, trong đó có 97 dự án DDI (đầu tư trực tiếp trong nước) với tổng vốn đầu tư 26.707,95 tỷ đồng và 352 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 5.947,88 triệu USD.

Năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu thu hút 20-25 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 350 triệu USD. Để đạt mục tiêu trên, cùng với việc tiếp tục thu hút các dự án đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư có chọn lọc, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển của các khu công nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch, giám sát chủ đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là các công trình quan trọng, thiết yếu; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp hiện có, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đồng thời, thực hiện hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn với các doanh nghiệp.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số