Thứ tư 27/11/2024 06:16

Vĩnh Phúc: Giám sát thị trường chặt chẽ, xử lý 47 hành vi đầu cơ găm hàng

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, gây biến động cung cầu trên thị trường hàng hóa, phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Trước tình hình đó, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Vĩnh phúc đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giám sát thị trường chặt chẽ, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường đầu cơ, găm hàng.

Theo Cục QLTT Vĩnh Phúc, thời gian qua, giá cả thị trường hàng hóa nói chung và các mặt hàng thiết yếu nói riêng ở Vĩnh Phúc vẫn đảm bảo ổn định. Tuy nhiên, trong một vài thời điểm, tình hình thị trường trên địa bàn bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19. Nhất là từ khi Vĩnh Phúc xuất hiện ca dương tính đầu tiên với virút SARS-COV-2 khiến một bộ phận người dân hoang mang, có tâm lý “lo xa” mua tích trữ một số mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, khẩu trang y tế, nước sát khuẩn tay… gây không ít biến động trên thị trường và nguy cơ gia tăng tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng với các loại hàng hóa trên.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLLT, Ban chỉ đạo 389 quốc gia và tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tăng cường kiểm tra, kiểm soát bình ổn thị trường hàng hóa, Cục QLTT Vĩnh Phúc đã chủ động phối hợp các cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền về công tác ổn định thị trường, phòng chống dịch bệnh. Chủ trì thực hiện kiểm tra kiểm soát thị trường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tích cực tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra việc vận chuyển kinh doanh hàng hóa là trang thiết bị y tế, thuốc, đồ dùng bảo vệ sức khỏe phòng chữa bệnh.

Lực lượng QLTT Vĩnh Phúc kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc - cho biết: Nhằm giám sát chặt chẽ thị trường, Cục QLTT đã chỉ đạo đội QLTT các huyện, thành phố chú trọng công tác quản lý địa bàn, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, phối hợp với các lực lượng chức năng thường xuyên nắm tình hình thị trường, kịp thời phát hiện kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng hóa không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật và vận động ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng giả, không lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để thu mua đầu cơ găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý, bán hàng phải niêm yết giá hàng hóa với gần 1.300 cơ sở.

Thông qua các hoạt động kiểm tra giám sát, quý I/2020, lực lượng QLTT Vĩnh Phúc đã kiểm tra hơn 213 vụ việc, phát hiện và xử lý vi phạm 120 vụ (161 hành vi), với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 600 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy hàng hóa trị giá trên 300 triệu đồng. Trong đó, về kinh doanh hàng lậu 28 hành vi, về vi phạp trong kinh doanh 22 hành vi, về lĩnh vực y tế 15 hành vi, an toàn thực phẩm 14 hành vi. Đặc biệt, vi phạm trong lĩnh vực giá, đầu cơ găm hàng lực lượng QLTT Vĩnh Phúc đã xử lý 47 hành vi.

Cũng theo ông Lê Hùng, mặc dù chịu nhiều tác động xấu do dịch bệnh, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và lực lượng QLTT, về cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không xảy ra hiện tượng khan hàng, tăng giá bất hợp lý. Giá cả hàng hóa vẫn duy trì ổn định, các mặt hàng tiêu dùng, thiết yếu đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.

“Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các loại hàng hóa thiết yếu, mặt hàng thiết bị y tế... Không để các đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, thường xuyên giám sát chặt địa bàn, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để thu mua, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân” - ông Hùng nhấn mạnh.

Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh