Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước

Chiều 9/4, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Tọa đàm về “Cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại DN Việt Nam -Trung Quốc".
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò mở đường trong nền kinh tế Cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sự kiện do Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (CMSC) và Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC) tổ chức.

Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu dự Tọa đàm

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của các bên liên quan đã phối hợp tổ chức tọa đàm; đồng thời nhấn mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư nói chung và hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng và đang có nhiều bước tiến tích cực, mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho cả hai bên.

Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu khai mạc Tọa đàm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng. Trong đó, chú trọng phát triển bền vững, lấy con người là trung tâm, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa giá trị con người. “Trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chúng tôi xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” – Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Phát biểu tại Tọa đàm, Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh cho biết, doanh nghiệp nhà nước luôn giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Trong bối cảnh Việt Nam đang mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, các thách thức của việc đẩy mạnh cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là rất gay gắt nhưng đây là con đường tất yếu mà chúng tôi sẽ phải đi qua bởi nếu thực hiện tốt việc đổi mới, cơ cấu lại bao gồm cả việc chuyển đổi sở hữu để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đang có tại khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo điều kiện nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao mức tăng trưởng GDP cho nền kinh tế Việt Nam.

Tại Việt Nam, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào GDP đạt xấp xỉ 30%, thu hút khoảng 0,7 triệu lao động (chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp), thể hiện vai trò chủ đạo trên một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế về hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; chưa thể hiện rõ vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh đề nghị các đại biểu, lãnh đạo doanh nghiệp tập trung trao đổi, thảo luận về những bài học kinh nghiệm; đưa ra những kiến nghị, đề xuất, gợi mở về chính sách để tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, tìm ra những nhân tố phát triển mới, để đảm bảo cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc đi vào thực chất.

Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Toàn cảnh Tọa đàm

Ông Trương Ngọc Trác, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước, Quốc vụ viện Trung Quốc (SASAC), nhấn mạnh cuộc Tọa đàm được tổ chức vào thời điểm rất có ý nghĩa, tình hình thế giới có những thay đổi, doanh nghiệp nhà nước có sứ mệnh quan trọng, không thể thay thế nhất là khi vừa qua thế giới phải ứng phó với đại dịch COVID-19.

Ông Trương Ngọc Trác khẳng định tầm quan trọng của việc phát huy vai trò cơ quan giám sát, quản lý vốn nhà nước hướng tới ngày càng chuyên nghiệp; cùng phương thức vận hành, kinh doanh trên thị trường, thúc đẩy sự hội nhập của doanh nghiệp nhà nước.

Toạ đàm là không gian để hai bên tiếp tục trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp ứng phó với những thách thức đang đặt ra. Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng quan trọng trong quá trình hiện đại hoá đất nước. Theo đó cần xây dựng doanh nghiệp đầu tàu, cởi mở, “giàu sức sống”, là trụ đỡ kinh tế quốc dân, góp phần ổn định xã hội, có khả năng đối phó với khủng hoảng.

Cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam gắn liền với đổi mới nền kinh tế

Phát biểu chuyên đề về kết quả, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, Phó Chủ tịch CMSC Đỗ Hữu Huy cho biết, đến năm 2023, Việt Nam có 676 doanh nghiệp nhà nước, trong đó gồm 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước; các doanh nghiệp này đóng vai trò chi phối, chủ đạo trong nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả, một số tập đoàn, tổng công ty và dự án đầu tư còn thua lỗ, gây hậu quả xấu cho nền kinh tế; đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới thay đổi nhanh chóng với sự xuất hiện của nhiều ngành, lĩnh vực mới.

Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Toàn cảnh Tọa đàm chuyên đề

Phó Chủ tịch Đỗ Hữu Huy nhắc lại, Đảng và Chính phủ Việt Nam xác định lấy đổi mới, cải cách, nâng cao chất lượng thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước, đặt ra yêu cầu tất yếu phải cải cách doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục phát huy vai trò là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, thực hiện vai trò dẫn dắt, tích cực chủ động tham gia xây dựng phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tiên phong trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

“Với kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước từ Đại hội XVII, năm 2012 của Trung Quốc đến nay sẽ là những bài học kinh nghiệm và giá trị đối với cải cách doanh nghiệp nhà nước Việt Nam” - Phó Chủ tịch Đỗ Hữu Huy cho hay và thông tin, quá trình cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới nền kinh tế và được quan tâm từ Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ năm 2001, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, biện pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và tập trung vào mục tiêu:

Một là, đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty một cách toàn diện; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò quan trọng, dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, hướng dẫn, cuốn hút, thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; đổi mới quản trị doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước;

Hai là, cải cách thể chế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Trước yêu cầu của bối cảnh mới, Phó Chủ tịch Đỗ Hữu Huy cho rằng, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn tới cần phải được ưu tiên, tập trung hơn nữa nhằm phát huy vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, thực hiện vai trò dẫn dắt, tích cực chủ động tham gia xây dựng phát triển đất nước để góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam.

Thời gian qua, hai cơ quan ủy ban của hai nước đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, tham quan, học tập. SASAC đã mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cao cấp cho doanh nghiệp nhà nước của CMSC. CMSC mong muốn SASAC tiếp tục mở các lớp đào tạo, đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam các lĩnh vực thế mạnh của doanh nghiệp Trung Quốc như cơ sở hạ tầng công nghệ cao, năng lượng sạch và viễn thông.

Nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc phát huy vai trò cơ quan giám sát, quản lý vốn nhà nước hướng tới ngày càng chuyên nghiệp, ông Trương Ngọc Trác - Chủ nhiệm SASAC cho biết, SASAC và CMSC đã tích cực trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp ứng phó với những thách thức đang đặt ra nhằm thúc đẩy sự hội nhập của doanh nghiệp nhà nước.

Thông qua những cuộc toạ đàm, hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, ông Trương Ngọc Trác cho rằng đây sẽ là bước đệm thúc đẩy hợp tác thực chất, tạo bước tiến mới, tăng cường hiểu biết sâu rộng, tiếp tục phát triển quan hệ theo các hướng sau:

Một là, tiếp tục tiếp tục xây dựng cộng đồng chia sẻ Việt Nam – Trung Quốc, phục vụ mục đích phát triển doanh nghiệp 2 nước ở các lĩnh vực công nghệ hạ tầng, năng lượng, công nghiệp, thương mại…

Hai là, trên nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước và nhận thức chung cấp cao hai Đảng, hai nước, tranh thủ cơ hội và hiện thực hoá sớm quan hệ hợp tác, cùng xây dựng kết nối "Hai hành lang, Một vành đai” và “Vành đai và Con đường".

Kinh nghiệm thực tiễn từ doanh nghiệp

Tại buổi Tọa đàm, doanh nghiệp hai nước đã trao đổi về kết quả, bài học về quản lý vốn và tài sản nhà nước tại Trung Quốc; bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam và các nội dung lớn khác được quan tâm; các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc đã cùng trao đổi, thảo luận để phát huy hơn nữa vai trò và giá trị của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế mỗi nước nói riêng, hợp tác kinh tế hai nước nói chung…

Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp hình lưu niệm với các đại biểu tham dự Tọa đàm. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN

Chia sẻ kinh nghiệm trong đổi mới quản trị doanh nghiệp và triển khai cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Huy - Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) bày tỏ, qua hơn 17 năm hoạt động (8/2006-4/2024), thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Chính phủ Việt Nam giao, SCIC đã đóng góp tích cực vào việc đổi mới phương thức thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Quốc Huy thông tin, trong việc triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, SCIC được xem là một trong những đơn vị đi đầu với kết quả tích cực về thoái vốn, cổ phần hóa các doanh nghiệp trong danh mục Nhà nước không cần nắm giữ đạt hiệu quả cao.

Về triển khai thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đến nay, SCIC đã bán vốn tại 1.054 doanh nghiệp (bán hết: 950 doanh nghiệp, bán bớt: 104 doanh nghiệp, bán quyền mua: 19 doanh nghiệp), thu về 51.668 tỷ đồng, gấp 4,1 lần giá vốn. Công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC đã được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, đạt được hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Về công tác cổ phần hóa, Tổng Giám đốc SCIC cho biết, đến nay, SCIC đã tiếp nhận 34 công ty trách nhiệm hữu hạn 1,2 thành viên và hoàn thành sắp xếp, cổ phần hóa và bán vốn tại 30 doanh nghiệp.

Là doanh nghiệp duy nhất đang quản lý, khai thác 3.143 km đường sắt, với hơn 300 nhà ga nối liền 34 tỉnh, thành phố vùng kinh tế của Việt Nam. Trong đó bao gồm 3 khổ đường là 1.000 mm, đường lồng (1.435 mm & 1.000 mm) và đường 1,435mm, ông Đặng Sỹ Mạnh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, về phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, VNR tập trung trọng tâm với 2 nội dung là tiếp tục cải tạo, nâng cấp, xây dựng thêm kết nối tuyến đường sắt hiện hữu, đảm bảo kết nối cảng biển, khu công nghiệp, ICD, kết nối quốc tế; và xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Việt Nam - Trung Quốc núi liền núi sông liền sông, trước tình hình mới, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đề nghị cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp hai bên đẩy mạnh kết nối chiến lược thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, tạo thuận lợi để doanh nghiệp hai nước cùng phát triển.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam -  Argentina: Không ngừng hợp tác phát triển toàn diện mối quan hệ song phương

Việt Nam - Argentina: Không ngừng hợp tác phát triển toàn diện mối quan hệ song phương

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7

Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7

Điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS

Điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS

Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai

Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai

Chỉnh huấn cán bộ theo ngôn ngữ dân gian của Tổng Bí thư

Chỉnh huấn cán bộ theo ngôn ngữ dân gian của Tổng Bí thư

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp các Đại sứ trình Quốc thư

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp các Đại sứ trình Quốc thư

Thủ tướng Chính phủ: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận

Thủ tướng Chính phủ: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận

Thông tin mới về nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thông tin mới về nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt 99,5%

Giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt 99,5%

Cử tri, nhân dân lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Cử tri, nhân dân lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với Tỉnh ủy Kiên Giang

Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với Tỉnh ủy Kiên Giang

Kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội

Kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội

Vì sao phải lùi thời gian hoàn thành Cầu Đại Ngãi nối Trà Vinh và Sóc Trăng?

Vì sao phải lùi thời gian hoàn thành Cầu Đại Ngãi nối Trà Vinh và Sóc Trăng?

4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn của tỉnh Nghệ An

4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn của tỉnh Nghệ An

Xem thêm