Thứ ba 26/11/2024 21:11

Việt Nam tích cực, chủ động, hợp tác các nước ASEAN ứng phó với đại dịch

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, Việt Nam đã thể hiện khả năng ứng phó kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả, cùng các nước ASEAN triển khai nhiều biện pháp và kế hoạch hành động nhằm chủ động ngăn chặn và ứng phó với đại dịch.

Trong những tháng vừa qua, trên toàn thế giới cũng như tại các nước ASEAN, đại dịch Covid-19 đã và đang lan rộng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh và sự phát triển kinh tế của hầu khắp các nước.

Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh COVID-19, với sự tham dự của Nguyên thủ các nước ASEAN và 3 nước ngoại khối Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Theo số liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng của ASEAN trước đại dịch được dự kiến sẽ đạt 4,7% trong năm 2020. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm trì trệ chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến du lịch, đầu tư, việc làm và chi tiêu của các hộ gia đình trong khu vực. Do đó, tăng trưởng kinh tế trong khu vực ASEAN có khả năng sẽ bị chững lại, giảm khoảng 3,7% so với mức tăng trưởng dự kiến và chỉ đạt mức tăng trưởng 01% trong năm 2020 và có thể còn kém hơn, một số nước trong ASEAN thậm chí có thể gánh chịu mức tăng trưởng âm.

Ngoài ra, cách ly xã hội, đóng cửa biên giới… còn ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động khác trong ASEAN. Theo số liệu thống kê của Ban Thư ký ASEAN, lịch trình hợp tác hàng năm của ASEAN đã và đang bị gián đoạn đáng kể, với hơn 200 cuộc họp nội khối ASEAN đã bị ảnh hưởng do không tổ chức được hoặc phải chuyển sang hình thức họp trực tuyến.

Với vai trò là chủ tịch ASEAN trong năm 2020, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN triển khai nhiều biện pháp và kế hoạch hành động nhằm chủ động ngăn chặn và ứng phó với đại dịch. “Chúng ta đã thể hiện khả năng ứng phó kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả, kết nối được nỗ lực của các nước ASEAN trong quá trình phối hợp chính sách của tất cả các quốc gia thành viên nội khối ASEAN”- đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương- cho hay.

Theo đó, dưới sự chủ trì của Việt Nam, các nước ASEAN đã kích hoạt các kênh giao tiếp trực tuyến nhằm đảm bảo liên lạc, kết nối liên tục và phối hợp với các đối tác ngoại khối để trao đổi thông tin cần thiết nhằm ứng phó nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả với đại dịch Covid -19.

Cụ thể, Việt Nam đã chủ động tổ chức các cuộc thảo luận trực tuyến đặc biệt về ứng phó dịch bệnh. Vào ngày 14/4/2020, Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh COVID-19, với sự tham dự của Nguyên thủ các nước ASEAN và 3 nước ngoại khối Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Sắp tới sẽ là Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến đặc biệt và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN ASEAN +3 trực tuyến đặc biệt nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19.

Tuyên bố chung ở cấp Nguyên thủ của các nước ASEAN cũng như Tuyên bố chung của ASEAN+3 về Covid-19 tại hội nghị trực tuyến đặc biệt, diễn ra vào ngày 14/4/2020 đã đạt được đồng thuận và ban hành. Điều này thể hiện các cam kết ở cấp cao nhất của ASEAN về nỗ lực ứng phó chung của ASEAN và các đối tác trước sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19; phát huy tinh thần một ASEAN “Gắn kết và Chủ động thích ứng” như đã nhất trí. ASEAN cùng các đối tác nhất trí ủng hộ cách tiếp cận đa ngành, nhiều bên cùng có nỗ lực chung trong quá trình phòng và chống đại dịch. Với các tuyên bố này, Việt Nam, các nước ASEAN và các đối tác ngoại khối cũng tái khẳng định các cam kết chung nhằm tăng cường sự đoàn kết, thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước ASEAN và ASEAN+3 nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, xử lý các tác động tiêu cực của đại dịch đối với xã hội và các nền kinh tế trong khu vực.

Tiếp theo các tuyên bố này, Ủy ban cấp cao đặc biệt ASEAN cũng đã đề xuất một số khuyến nghị cụ thể, nhấn mạnh vào tiến trình phục hồi kinh tế và tái thiết lập các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu bao gồm: Các biện pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ASEAN, bao gồm việc loại bỏ đầu tư tiêu cực và tạo thuận lợi cho kinh doanhxóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chính trong ASEAN như thực phẩm và đồ uống, nông nghiệp và y tế nhằm đảm bảo mở cửa nền kinh tế nội khối của ASEAN; hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: du lịch, hàng không, khách sạn, giải trí và các lĩnh vực liên quan dưới hình thức bảo toàn tính thanh khoản trong quá trình kinh doanh; giảm gánh nặng về thuế khóa cho cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch; thực hiện các chương trình đào tạo nghề, tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo khu vực công nhằm phát triển kỹ năng trong cải cách chính sách và quản lí; Tăng cường nền tảng cộng đồng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) nhằm cải thiện kỹ năng kinh doanh và khả năng phục hồi hậu đại dịch; khuyến khích thực hiện các giao dịch qua thương mại điện tử và ứng dụng kinh tế kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang cùng các nước ASEAN tích cực chia sẻ các thông tin y tế có liên quan đến cơ chế phòng dịch hiệu quả, đặc biệt là việc xây dựng mạng lưới chuyên gia y tế công cộng trong nội bộ ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối nhằm trao đổi thông tin; chia sẻ kinh nghiệm trong kiểm soát và điều trị các ca bệnh; ngăn chặn các tin tức giả mạo, sai lệnh; tăng cường hợp tác nhằm duy trì chuỗi cung ứng khu vực; thành lập mạng lưới trung tâm hoạt động khẩn cấp ASEAN về các trường hợp liên quan tới sức khỏe cộng đồng (ASEAN EOC), trung tâm ảo ASEAN BioDioaspora (Phân tích dữ liệu, cung cấp các đánh giá rủi ro quốc gia, lập kế hoạch ứng phó toàn khu vực); kết nối ASEAN EOC với Mạng đào tạo dịch tễ học (FETN) ASEAN+3...

Ngoài ra, với tinh thần hợp tác quốc tế hữu nghị và gắn kết, Việt Nam không chỉ tích cực, chủ động trong việc chia sẻ kinh nghiệm phòng dịch hiệu quả mà còn có những hành động tốt đẹp trong việc hỗ trợ các nước láng giềng đặc biệt là các thành viên ASEAN như Lào, Campuchia, Myanmar … về thiết bị y tế và đồ bảo hộ nhằm chia sẻ khó khăn với các nước.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có thành tích trong việc phòng dịch đã được cộng đồng quốc tế công nhận, Việt Nam đã đề xuất việc thành lập Quỹ ASEAN về phòng chống dịch Covid-19, kho dự trữ vật tư y tế của khu vực để ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung về các vật tư y tế, nhóm công tác về phòng chống tin giả … Ngoài ra, Việt Nam cũng đã kêu gọi xây dựng một quy trình ứng phó chung, dựa trên các hướng dẫn của WHO nhằm tận dụng một cách hiệu quả và đồng bộ các biện pháp kiểm dịch trong các trường hợp nhập cảnh quốc tế.

Việt Nam, với tư cách là thành viên, là chủ tịch ASEAN trong năm 2020 đã tích cực, chủ động và nỗ lực hết sức mình trong việc phòng chống dịch bệnh cũng như chia sẻ, giúp đỡ các nước trong cuộc chiến cam go với đại dịch Covid-19. Điều này thể hiện trách nhiệm cao cùng tinh thần hợp tác, hữu nghị đoàn kết của Việt Nam, nâng cao vị thế của ta trong khu vực ASEAN và trên trường quốc tế, đặc biệt là quyết tâm duy trì tiến trình hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga