Chủ nhật 24/11/2024 10:14

Việt Nam sẽ sử dụng năng lượng hỗn hợp một cách tối ưu

Trong buổi làm việc ngày 4/2 với Ngân hàng thế giới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An khẳng định Việt Nam hy vọng có thể chuyển đổi năng lượng sử dụng trong các ngành công nghiệp theo hướng xanh và sạch hơn. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cần nhiều thời gian và tài chính. Vì vậy, Việt Nam hiện đang hướng tới sử dụng năng lượng hỗn hợp một cách tối ưu.

Chiều ngày 4/2, Thứ trưởng Đặng Hoàng An đã có buổi làm việc với bà Carolyn Turk – Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực năng lượng.

Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Ngân hàng thế giới về các vấn đề liên quan đến năng lượng

Tại buổi làm việc, bà Carolyn Turk cho biết, bà đánh giá rất cao về quá trình chuyển đổi năng lượng sang năng lượng sạch của Việt Nam. "Dĩ nhiên, Việt Nam không thể ngừng sử dụng than đá chỉ sau một đêm nhưng Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và có cam kết chặt chẽ về vấn đề này". Đồng thời, bà cũng cam kết sẽ làm việc và hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là trong vấn đề giảm thiểu sự phụ thuộc vào than đá.

Bà Carolyn Turk tại buổi làm việc cho biết ngân hàng thế giới rất quan tâm đến các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo. Hơn 100 dự án năng lượng mặt trời đã được kí hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tổng công suất của các nhà máy điện mặt trời đã được đưa vào vận hành đạt xấp xỉ 6.000 MW. Ngoài ra, với đường biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có khả năng phát triển năng lượng gió.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng cho biết quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam hiện phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều lĩnh vực khác như giao thông vận tải sẽ phải tái định hình khi chuyển sang sử dụng một loại năng lượng mới. Vì vậy, mặc dù Việt Nam đang vô cùng nỗ lực chuyển đổi các ngành công nghiệp theo hướng xanh và sạch hơn nhưng Việt Nam cũng cần thời gian và sự hỗ trợ tài chính. Thứ trưởng đề nghị Ngân hàng sẽ đồng hành và giúp đỡ Việt Nam trong tiến trình này.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực năng lượng tái tạo

"Điều kiện của Việt Nam rất khác so với Mỹ, châu Âu. Tại Việt Nam, chúng tôi hy vọng trong 10 – 20 năm tới, tỉ lệ sử du than đá của chúng tôi sẽ chỉ còn 9%." - Thứ trưởng Đặng Hoàng An chia sẻ với đại diện của Ngân hàng thế giới. Ông cho biết, Việt Nam sẽ hướng đến năng lượng hỗn hợp tối ưu để vừa có thể phát triển bền vững vừa giảm thiểu tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Nghị quyết số 55 – NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam đặt ra mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo đạt khoảng 15 – 20% vào năm 20130 và 25 – 30% vào năm 2045 trên tổng cung năng lượng sơ cấp.

Bà Carolyn Turk nhấn mạnh việc phát triển kinh tế nhanh nhưng đồng thời phải "xanh" là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam và Ngân hàng thế giới sẽ hợp tác cùng Chính phủ để giảm thiểu các tác động tiêu cực này.

"Vào những năm 2000, Ngân hàng thế giới đã trao đổi với Chính phủ Việt Nam rằng chúng ta cần phải cân bằng giữa chất lượng và định lượng trong phát triển kinh tế. Tại thời điểm này, tôi nghĩ Việt Nam nên tập trung vào chất lượng trong phát triển kinh tế để không bị chậm lại. Điều này đã xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới." – Đại diện của Ngân hàng thế giới đưa ra dự báo về tương lai của kinh tế thế giới và cho rằng, Việt Nam cần nắm lấy cơ hội và đi trước dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử