Thứ sáu 15/11/2024 20:23

Việt Nam sẽ phát triển hệ thống vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất

Kế hoạch phát triển hệ thống vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất sẽ sớm được Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam hoàn thiện báo cáo và trình lên Chính phủ

Phát triển hệ thống vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất là nội dung chính trong Hội thảo “Đề xuất kế hoạch và lộ trình tăng cường năng lực quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ” vừa được công bố tại Hà Nội vào ngày 30/6 vừa qua.

Tháng 2/2021, Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030 được ban hành. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là ứng dụng rộng rãi thành tựu của khoa học và công nghệ vũ trụ; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm một số lĩnh vực có liên quan đến quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, giám sát và hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, cung cấp đa dạng dịch vụ cho người dân; nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước, góp phần bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế-xã hội và bảo đảm các lợi ích quốc gia khác.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS Phạm Anh Tuấn- Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: Trong Chiến lược này, Chính phủ đã giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhiệm vụ xây dựng và triển khai Đề án “Tăng cường năng lực Quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ có độ phân giải cao, siêu cao bằng công nghệ cảm biến quang học, radar, kết hợp với thiết bị bay không người lái để từng bước thực hiện các mục tiêu mà Chiến lược đề ra. Theo đó, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã giao cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phối hợp với các đơn vị của Viện Hàn lâm và các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ quan trọng này”.

Trên cơ sở sự hợp tác nhiều năm giữa Viện Hàn lâm với các đối tác Nhật Bản như METI, JICA trong việc thực hiện dự án “Trung tâm Vũ trụ Việt Nam”, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện sĩ Châu Văn Minh đã có đề xuất với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam về việc Chính phủ Nhật Bản tiếp tục phối hợp và hỗ trợ thực hiện nghiên cứu tiền khả thi cho Đề án.

Với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản và METI trong hơn 6 tháng qua nhóm Tư vấn Nhật Bản đã phối hợp với Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tiến hành khảo sát, nghiên cứu và có đề xuất cụ thể cho Đề án.

Phát triển hệ thống vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất là nội dung chính trong Đề xuất được các chuyên gia Nhật Bản trình bày tại Hội thảo

Đây là nguồn tài liệu quý báu để Trung tâm Vũ trụ Việt Nam hoàn thiện nội dung báo cáo lên Chủ tịch Viện Hàn lâm trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo tiền khả thi của Đề án.

Các chuyên gia Nhật Bản đánh giá, với việc tận dụng các thành quả phát triển khoa học và công nghệ vũ trụ Việt Nam đã đặt nền tảng cho chiến lược vũ trụ mới nhất để góp phần phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, bảo đảm lợi ích quốc gia, cũng chính là phát triển kinh tế-xã hội.

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng đã nêu ra những bối cảnh hiện nay trên toàn cầu trong xu hướng phát triển chùm vệ tịnh, việc phát triển vệ tinh và tận dụng dữ liệu vệ tinh theo chùm nên được thúc đẩy. Các lợi thế tiềm năng của chìm vệ tinh có thể kể đến như chi phí phát triển và phóng vệ tinh thấp hơn, dịch vụ cung cấp bởi chùm vệ tinh được diễn ra liên tục…

Trong khi đó về công nghệ, các chuyên gia cũng cho rằng có thể tối đa hóa việc sử dụng dữ liệu quang / SAR, AIS/VDES, định vị/dẫn đường và từ các chùm vệ tinh khác, kết hợp với các cảm biến IoT trên mặt đất hay UAV/Drone phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Cũng theo các chuyên gia Nhật Bản, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để mở rộng các ứng dụng từ các công nghệ vệ tinh mới ra khu vực ASEAN và Châu Á- Thái Bình Dương. Do đó, sự kết hợp tốt nhất giữa các cơ sở hạ tầng dưới mặt đất cũng như các vệ tinh của của Việt Nam với công nghệ và dịch vụ từ các nước phát triển khác là điều vô cùng quan trọng.

Qua đó, Việt Nam có thể nhanh chóng xác nhận biến đổi khí hậu, thiên tai và các cơ sở hạ tầng dễ tổn thương nằng công nghệ vũ trụ và dữ liệu mặt đất; cung cấp các giải pháp thông minh cho nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp bằng các hệ thống xanh với công nghệ địa không gian; bảo đảm tự do và minh bạch đối với cá phương tiện biển và các đối tượng khác trong các hoạt động hàng hải bằng chùm vệ tinh.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ in 3D Stratays hướng tới phát triển xanh, bền vững

AI tạo sinh 'thuần Việt' và cơ hội vàng để nền kinh tế bứt tốc

Công nghệ in 3D hiện đại, gia tăng năng lực sản xuất với các doanh nghiệp Việt

Phó Tổng biên tập Vietnamplus 'bày" cách để trí tuệ nhân tạo thành trợ thủ của nhà báo Việt

Nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh Sapo OmniAI: Thiết lập tiêu chuẩn mới của bán lẻ đa kênh

Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam

Hậu Giang: Thưởng 20 triệu đồng và tặng bằng khen cho đơn vị đoạt giải Nhất chuyển đổi số

Sản phẩm SM AirSeT của Schneider Electric nhận giải tại Better Choice Awards 2024

Vinh danh 45 đơn vị, sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số xuất sắc

GenAI mang lại lợi ích tích cực cho doanh nghiệp

Vì sao iPhone 16 đắt hơn dù chưa 'cập bến' Việt Nam?

Futuretech Việt Nam 2024: Hướng tới kiến tạo một thế giới thông minh và bền vững

Cổ phiếu Apple chao đảo vì iPhone 16… ế khách

Meey Chat 2.0, bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

ABB trình làng giải pháp Quản lý lưới phân phối thông minh

ABB ra mắt REX615 nâng tầm tiêu chuẩn về bảo vệ và điều khiển hệ thống điện

Nắm bắt xu hướng công nghệ mới để phát triển bền vững

Ra mắt tủ chăm sóc quần áo thông minh LG Styler thế hệ mới

Camera nhiệt AI - giải pháp mới trong phòng cháy chữa cháy

MasterPacT MTZ Active: Tận dụng số hóa giảm mức tiêu thụ năng lượng và khí thải các-bon