Thứ hai 25/11/2024 12:21

Việt Nam nhập khẩu 1,25 triệu tấn phân bón từ thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường cung cấp phân bón nhiếu nhất cho Việt Nam, chiếm 40,8% tổng lượng và chiếm 37,4% tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2024 cả nước nhập khẩu 424.319 tấn phân bón, tương đương 137,15 triệu USD, giá trung bình 323,2 USD/tấn, giảm 6,9% về lượng, giảm 11,1% kim ngạch và giảm 4,5% về giá so với tháng 6/2024. So với tháng 7/2023 tăng mạnh 36,5% về lượng, tăng 56,7% kim ngạch và tăng 14,8% về giá.

Trong tháng 7/2024 nhập khẩu phân bón từ thị trường chủ đạo Trung Quốc tăng 14,2% về lượng, tăng 8,3% kim ngạch nhưng giảm 5,2% về giá so với tháng 6/2024, đạt 213.795 tấn, tương đương 70,71 triệu USD, giá 330,7 USD/tấn; so với tháng 7/2023 tăng 9,4% về lượng, tăng 39,5% kim ngạch và tăng 27,5% về giá.

Nhập khẩu từ thị trường Nga trong tháng 7/2024 giảm mạnh 82,4% về lượng và giảm 81,4% về kim ngạch nhưng tăng 5,8% về giá so với tháng 6/2024, đạt 4.761 tấn, tương đương trên 2,2 triệu USD, giá 462,2 USD/tấn; so với tháng 7/2023 giảm 3,2% về lượng, giảm 24,2% kim ngạch và giảm 21,6% về giá.

Việt Nam nhập khẩu 1,25 triệu tấn phân bón từ thị trường Trung Quốc. Ảnh: Báo Đầu tư

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2024, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,06 triệu tấn, trị giá gần 980,47 triệu USD, giá trung bình đạt 320,9 USD/tấn, tăng 55,5% về khối lượng, tăng 46,3% về kim ngạch nhưng giảm 5,9% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.

Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 40,8% trong tổng lượng và chiếm 37,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt gần 1,25 triệu tấn, tương đương 366,65 triệu USD, giá trung bình 293,9 USD/tấn, tăng 18,8% về lượng, tăng 13,1% về kim ngạch nhưng giảm 4,8% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.

Tiếp đến thị trường Nga đứng thứ 2, chiếm 11,9% trong tổng lượng và chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch, với 364.402 tấn, tương đương 165,48 triệu USD, giá trung bình 454,1 USD/tấn, tăng 397,9% về lượng, tăng 325,4% về kim ngạch nhưng giảm 14,6% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường Lào đạt 211.944 tấn, tương đương 54,99 triệu USD, tăng 47,3% về lượng, tăng 4,2% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm trên 6,9% trong tổng lượng và chiếm 5,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Đáng chú ý, thị trường cung cấp phân bón lớn thứ 4 thế giới đang tăng mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Việt Nam. Israel đã xuất sang nước ta 79.283 tấn phân bón với kim ngạch đạt hơn 29,6 triệu USD, tăng 3.788% về lượng và tăng 884% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu bình quân đạt 375 USD/tấn, giảm mạnh 293% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu phân bón 7 tháng đầu năm 2024

Tính toán theo số liệu nguồn công bố của Tống cục Hải quan. Nguồn:Vinanet

Nhìn chung, trong 7 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Ghi nhận hôm nay ngày 16/8 cho thấy, giá phân bón ổn định trên thị trường cả nước. Tại khu vực miền Bắc, thị trường phân bón không ghi nhận điều chỉnh mới. Cụ thể, phân NPK 16 - 16 - 8 +TE vẫn được niêm yết với giá bán khoảng 870.000 - 890.000 đồng/bao. Bên cạnh đó, phân supe lân Lâm Thao có giá bán thấp nhất, rơi vào khoảng 260.000 - 290.000 đồng/bao.

Tại khu vực Tây Nam Bộ, thị trường phân bón hôm nay (16/8) ghi nhận ổn định đối với phân urê. Phân urê Phú Mỹ, Ninh Bình có giá bán lần lượt là 560.000 - 600.000 đồng/bao và 550.000 - 590.000 đồng/bao.

Cụ thể, phân NKP 20-20-15 tại Song Giang điều chỉnh giảm 10.000 đồng/ bao xuống mức 920.000 -960.000 đồng/bao. Trong khi đó, phân kali bột Phú Mỹ tăng 10.000 đồng/bao, dao động tư 520.000 đồng/bao đến 570.000 đồng/bao.

Trong khi đó, phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò vẫn được các đại lý bán ra với giá từ 850.000 đồng/bao đến 900.000 đồng/bao.

Hiệp hội Phân bón Quốc tế (IFA) hiện dự báo tiêu thụ phân bón trên toàn cầu năm nay sẽ tăng 4% so với năm 2023, đạt 192,5 triệu tấn. Các yếu tố như bất ổn địa chính trị và điều kiện thời tiết cực đoan đã khiến giá loạt mặt hàng nông sản chủ chốt, gồm gạo, lúa mì, ngô hiện vẫn neo cao so với mức trung bình 10 năm trở lại đây.

Hiện Việt Nam vẫn đang chủ động được nguồn cung phân bón. Tổng công suất thiết kế sản xuất phân bón của cả nước đạt khoảng 20,7 triệu tấn, trong đó phân bón vô cơ là 16,1 triệu tấn, hữu cơ là 4,6 triệu tấn và nhập khẩu khoảng 3-4 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ phân bón hàng năm là 10,4 triệu tấn/năm, trong đó, tiêu thụ phân bón vô cơ 7,6 triệu tấn/năm.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính