Thứ năm 28/11/2024 23:32

Việt Nam luôn có trách nhiệm lớn với nhiệm vụ nhân đạo quốc tế

Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam đánh giá cao sự chủ động, tích cực của VN với nhiệm vụ nhân đạo quốc tế, cụ thể là tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Vượt ngàn dặm xa xôi, những chiến sỹ của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã tiến vào vùng tâm chấn động đất Thổ Nhĩ Kỳ để góp sức cứu hộ, cứu nạn, không quản ngại hiểm nguy, vất vả. Ngày 19/2, đoàn 24 chiến sỹ của Bộ Công an đã về đến Hà Nội.

Nhân dịp này, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus có cuộc trò chuyện với ông Saadi Salama, Đại sứ Palestine, Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam về những đóng góp của Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ nhân đạo quốc tế.

Đội tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ Bộ Công an hoàn thành nhiệm vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ, về đến sân bay quốc tế Nội Bài. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Việt Nam sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ quốc tế

- Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. Mới đây, đoàn công tác cứu hộ, cứu nạn của Công an và Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã tới Thổ Nhĩ Kỳ. Ông có đánh giá như thế nào về việc này?

Đại sứ Saadi Salama: Từ khi bước vào giai đoạn đổi mới, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng và tích cực trên trường quốc tế. Việt Nam luôn luôn thể hiện mong muốn là bạn với tất cả các quốc gia khác và luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ quốc tế như tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và mới đây là tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đoàn công tác cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Antakya, thủ phủ tỉnh HaTay, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Hải Linh - PV TTXVN từ Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ)

Tôi đánh giá cao việc làm này và xin chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã có quyết định rất đúng đắn bởi trước đây Việt Nam cũng đã nhận được sự ủng hộ của các dân tộc trên thế giới trong qua trình đấu tranh để dành độc lập dân tộc và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

Đây là bằng chứng thể hiện tình cảm, sự nhân đạo của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân các nước. Đây cũng là sự cam kết cùng nhau thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hữu nghị để xây dựng một tương lai tốt đẹp không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà còn cho cả thế giới.

Sự có mặt của các chiến sỹ Việt Nam tại tâm chấn Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy một tinh thần trách nhiệm lớn lao với nhiệm vụ nhân đạo quốc tế. Họ là những con người quả cảm, tận tụy, sẵn sàng dấn thân vì những công việc có ý nghĩa cao cả.

- Thưa Đại sứ, ông có nhận định như thế nào về hiệu quả cứu hộ, cứu nạn của đoàn công tác Việt Nam trong những ngày qua?

Đại sứ Saadi Salama: Đoàn công tác Việt Nam đã phải di chuyển đến một đất nước xa xôi để thực hiện nhiệm vụ. Những gì mà các chiến sỹ Việt Nam làm được cho thấy rằng họ đã dấn thân vào tâm chấn với tất cả nhiệt huyết và nỗ lực nhằm giúp đỡ nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đối phố với hậu quả của thiên tai. Bên cạnh đó, họ cũng rất có kinh nghiệm trong công tác cứu hộ bởi Việt Nam cũng phải hứng chịu rất nhiều thiên tai hàng năm.

Tất cả những yếu tố đó đã giúp đoàn Việt Nam có những đóng góp tích cực trong việc cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài thành quả của những đợt giải cứu đã được truyền thông đưa tin, tôi cho rằng các bạn còn góp phần cổ vũ, động viên tinh thần người dân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria rằng người Việt Nam đã đến, đưa tay ra giúp đỡ các nạn nhân, chia sẻ những suất ăn, trao đi những nụ cười để các nạn nhân ở đó thấy rằng họ không cô đơn, còn rất nhiều quốc gia khác đang đứng bên cạnh họ, giúp họ vượt qua khó khăn.

Thực tế, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, truyền thông và dư luận quốc tế đều đã ghi nhận và hoan nghênh đóng góp của đoàn công tác Việt Nam.

Tình đoàn kết quốc tế luôn hiện hữu

- Lực lượng công an, quân đội Việt Nam vẫn thường xuyên tập luyện phối hợp với các nước để diễn tập cứu hộ, cứu nạn. Ông có đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của các hoạt động này?

Đại sứ Saadi Salama: Sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia là vô cùng cần thiết trong việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cứu hộ, cứu nạn. Qua đó, Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc ứng phó với thiên nhiên đồng thời cũng có thể học hỏi từ các quốc gia khác. Từ đó, hiệu quả cứu hộ sẽ ngày càng được nâng cao.

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ cảm kích khi thấy đoàn đoàn công tác cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam. (Ảnh: Hải Linh - PV TTXVN từ Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ)

- Thế giới đang trải qua nhiều khó khăn, bất ổn do xung đột, thiên tai, dịch bệnh… Ở cương vị Trưởng đoàn ngoại giao, ông có thông điệp gì muốn chia sẻ đến đại diện các quốc gia đang hiện diện tại Việt Nam?

Đại sứ Saadi Salama: Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đang ngồi trên một con thuyền. Nếu con thuyền chòng chành, hư hỏng thì mọi người đều sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, tất cả phải có tinh thần trách nhiệm, cố gắng giúp đỡ lẫn nhau.

Nhà thơ nổi tiếng của chúng tôi, Mahmoud Darwish có bài thơ rất ý nghĩa như sau:

“Khi bạn tiến hành chiến tranh, hãy nghĩ tới người khác (đừng quên những người muốn hòa bình) Khi bạn trả tiền nước, hãy nghĩ tới người khác (đừng quên những người chỉ uống từ mây) Khi bạn về nhà mình, hãy nghĩ tới người khác (đừng quên những kẻ sống trong lều) Khi bạn ngủ và đếm những hành tinh, hãy nghĩ tới người khác (có những người không nơi để ngủ).”

Tôi muốn nói thêm rằng chúng ta phải cùng bảo vệ những cái giá trị đã được xây dựng lên từ nhiều thế kỷ, phải tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia đồng thời luôn sẵn sàng đóng góp vào sự thịnh vượng chung của các dân tộc, bảo vệ sự bình yên cho mọi người.

Đại sứ Palestine, Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực và tính chuyên nghiệp của đoàn công tác Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

- Ông đến Việt Nam vào năm 1980 khi đất nước chúng tôi vừa trải qua những đau thương của chiến tranh, tại quê hương Palestine của ông, người dân cũng đang phải chịu hậu quả của những cuộc xung đột. Vậy cá nhân ông có sự chia sẻ và đồng cảm như thế nào với người dân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hiện nay?

Đại sứ Saadi Salama: Mặc dù Palestine còn nhiều khó khăn song chúng tôi nhận thức được ý nghĩa của việc giúp đỡ các dân tộc gặp thảm họa tự nhiên. Chúng tôi cũng có một đội cứu hộ đến Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để cứu giúp các nạn nhân. Bản thân tôi cũng vô cùng đau xót khi có hơn 100 người Palestine thiệt mạng sau trận động đất vừa qua. Họ là những người sống trong trại tị nạn phía Bắc Syria.

Tôi gửi lời chia buồn với tất cả những gia đình đã trải qua mất mát sau trận động đất. Mong rằng nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Palestinese và những nước chịu ảnh hưởng thiên tai sẽ trải qua những khó khăn bằng việc quyết tâm tái thiết đất nước.

Người Việt Nam có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” và “Lá lành đùm lá rách.” Tôi muốn nói với những nạn nhân của trận động đất rằng họ không cô đơn. Các dân tộc khác trên thế giới vẫn luôn sát cánh bên họ. Trên hành tinh của chúng ta, lòng nhân ái và tình đoàn kết giữa các dân tộc vẫn đang hiện hữu.

- Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ./.

www.vietnamplus.vn
Bài viết cùng chủ đề: Động đất

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/11/2024: Ukraine có thể hạ tuổi tổng động viên xuống 18?

Châu Âu đối mặt với mùa đông khó khăn; OPEC+ sẽ phải gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/11/2024: Ukraine chờ ông Donald Trump nhậm chức mới quyết định đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/11: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Kiev dội ATACMS vào sân bay Nga

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga ra cảnh báo trừng phạt, Ukraine chuẩn bị phản công

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/11: Nga dội hỏa lực dữ dội vào Zaporizhia; Ukraine phá hủy 7 xe lội nước của Nga

Chiến sự Trung Đông: Israel và Hezbollah chính thức đạt thỏa thuận ngừng bắn

Sắp diễn ra tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'

Chiến sự Nga-Ukraine 27/11/2024: Giải pháp ngoại giao ở Ukraine vẫn còn rất xa; Tướng Ukraine nói về cuộc phản công mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/11: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine ở Kursk; UAV Ukraine tấn công kho dầu Nga ở Kaluga

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga nói phương Tây 'vi phạm lằn ranh đỏ', Israel nhận 'tối hậu thư'?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/11: Nga tấn công thần tốc vào Kurakhove; Ukraine bất ngờ thất thủ ở Oskol

Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG