Thứ ba 05/11/2024 18:19

Việt Nam là thị trường rất nhạy cảm về giá

Với độ co giãn âm 2, Việt Nam là thị trường rất nhạy cảm về giá so với các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á. Với tình trạng nhiều người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 hiện nay, việc doanh nghiệp (DN) có chiến lược đúng đắn về giá cả và khuyến mãi là vô cùng cấp thiết.    

Bà Louise Hawley - Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam - cho hay, trong báo cáo nghiên cứu thị trường năm 2019 của Nielsen, độ co giãn về giá của Việt Nam là âm 2 - cao nhất so với các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á. 80% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ nhận thức và biết rõ khi giá thay đổi. "Độ co giãn về giá là sự thay đổi về mặt doanh thu khi DN thay đổi về giá. Khi đề cập độ co giãn về giá tại Việt Nam là âm 2 có nghĩa là khi DN tăng giá 1% thì doanh thu giảm đi 2%", bà Louise Hawley nói.

Cũng theo bà Louise Hawley, Việt Nam cũng là một thị trường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi khuyến mãi. 56% doanh thu của DN được tạo ra từ chương trình khuyến mãi, tuy nhiên, hiệu quả bởi khuyến mãi chỉ có 29%, con số này rất thấp so với mặt bằng chung của toàn cầu là 50%.

80% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ nhận thức và biết rõ khi giá thay đổi

Liên quan đến vấn đề giá, bà Nguyễn Phương Nga - Giám đốc phát triển kinh doanh Kantar Vietnam World Panel - cho hay, người dân toàn cầu thể hiện mối quan tâm ngày càng lớn về tác động nặng nề và kéo dài của Covid-19. Trong khi đó, ở Việt Nam, mọi người dân đang dần trở lên lạc quan hơn. Tuy nhiên, qua đại dịch, thu nhập của người Việt ít nhiều bị ảnh hưởng, giá cả hàng hóa do đó cũng trở thành vấn đề nhạy cảm hơn. Sự khác biệt về vùng miền hay giai đoạn sống cũng ảnh hưởng đến mức độ nhạy cảm về tình hình hiện tại. Do đó, sẽ có sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh, tùy thuộc vào bản chất của thương hiệu và ngành hàng, cũng như khác biệt về địa lý và nhân khẩu học.

Bà Nga nhận định, sau dịch Covid-19, trong bốn nhóm hàng chính của ngành hàng tiêu dùng nhanh thì nhóm mặt hàng sức khoẻ và vệ sinh (như nước rửa tay, sản phẩm vệ sinh bề mặt, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, mặt hàng sữa) sẽ có nhu cầu tiếp tục tăng. Còn nhóm mặt hàng nấu ăn và ăn vặt (gia vị, đồ ăn vặt, thực phẩm gói & đông lạnh, các bữa ăn thay thế) sẽ ít nhu cầu hơn.

Trong khi đó, nhóm mặt hàng trở lại với nhu cầu thông thường là những nhu yếu phẩm sử dụng lâu dài (như giặt ủi, dầu gội, kem đánh răng, nước rửa chén, đồ uống không cồn). Còn lại là nhóm mặt hàng phục hồi chậm là những mặt hàng không thường xuyên dùng như mỹ phẩm, đồ uống có cồn, nước hoa và lăn khử mùi.

Đưa ra khuyến nghị cho các DN, bà Nga cho rằng, các DN cần kiên nhẫn đợi, người tiêu dùng sẽ quay trở lại. Chỉ có điều khi người tiêu dùng quay lại thì họ chọn sản phẩm nào, có chọn sản phẩm của công ty mình hay không là cả bài toán mà các DN phải giải. Do đó, các DN cần cập nhật thường xuyên trên số liệu người mua hàng. Nhất là tìm hiểu hàng tháng hoặc hàng tuần về sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Các DN cũng nên dự báo về nhu cầu. Nhất là cần hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng hậu Covid-19 và giải pháp để bù đắp những dịp sử dụng bị mất đi.

Mặt khác, DN có thể tìm động lực tăng trưởng từ các hoạt động tiếp thị. Cần đặt vấn đề là những yếu tố nào của các hoạt động tiếp thị sẽ giúp đẩy nhanh tăng trưởng sau đại dịch. Chẳng hạn như quảng cáo, khuyến mãi, các hoạt động tại cửa hàng, hệ thống phân phối với những vai trò và tầm quan trọng khác nhau.

Hoặc DN nên nhắm vào những dịp sử dụng mới. Cụ thể như tìm ra những dịp sử dụng mới phát sinh trong và sau thời gian đại dịch bùng phát là cần thiết trong việc phát triển những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong tương lai.

Tính nhạy cảm về giá của người tiêu dùng là một trong những yếu tố mà các nhà lập kế hoạch thị trường cần phải nắm vững. Một trong những chức năng của giá là sự co giãn của các cơ hội thị trường. Bà Louise Hawley nhận định, với tình trạng nhiều người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 hiện nay, có chiến lược đúng đắn về giá cả và khuyến mãi là vô cùng cấp thiết. Theo đó, đối với tất cả các DN nói chung, trước khi áp dụng chiến lược thay đổi về giá của mình thì cần có một bức tranh tổng quát, chi tiết về độ co giãn về giá đối với các ngành hàng đang bán ở các kênh khác nhau.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Giá lúa gạo hôm nay 5/11/2024: Giá lúa tăng, giảm trái chiều; giá gạo giảm 50 - 150 đồng/kg

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 5/11/2024: Đồng Yen nhích nhẹ ở cả hai chiều mua và bán

Giá heo hơi hôm nay 5/11/2024: Tăng nhẹ cả 3 miền, miền Bắc ở mức cao nhất cả nước 64.000 đồng/kg

Giá bạc hôm nay 5/11/2024: Bạc điều chỉnh giảm sau 2 tuần tăng liên tiếp

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Đi ngang ngày thứ 2 liên tiếp, quanh mức 141.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 5/11/2024: Trong nước tiếp tục giảm 500 đồng/kg, thế giới tăng trở lại

Tỷ giá USD hôm nay 5/11/2024: Đồng USD trượt giá

Giá xăng dầu hôm nay 5/11/2024: Giá dầu tăng gần 3% sau khi OPEC+ hoãn tăng sản lượng

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025

Dự báo giá tiêu ngày 5/11/2024: Có chiều hướng giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp

Dự báo giá cà phê ngày 5/11/2024: Đà giảm vẫn diễn ra do lo ngại nguồn cung toàn cầu

Ngành thép ‘sáng cửa’ tăng trưởng những tháng cuối năm

Nhà tập thể, nhà tái định cư xuống cấp giá vẫn cao ngất ngưởng, vì sao?

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Giá lúa gạo hôm nay 4/11/2024: Giá gạo tăng nhẹ 50 đồng/kg; giá lúa ổn định

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 4/11/2024: Hướng đi nào cho Đồng Yên Nhật trong tuần này?

Giá heo hơi hôm nay 4/11/2024: Tăng nhẹ tại miền Bắc, giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg