Chủ nhật 22/12/2024 19:42

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Malaysia trong ASEAN

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu, Việt Nam luôn coi trọng, mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Malaysia ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

Đối tác thương mại lớn thứ 3 của Malaysia trong ASEAN

Ngày 9/8, trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Malaysia, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chào Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul và hội đàm với Phó Chủ tịch Thượng viện Malaysia Datuk Nur Jazlan bin Tan Sri Mohamed tại Trụ sở Nghị viện /chu-de/malaysia.topic.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul. Ảnh: TTXVN

Lãnh đạo Nghị viện Malaysia gửi lời chia buồn sâu sắc với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa được bầu làm Tổng Bí thư.

Chủ tịch Hạ viện, Phó Chủ tịch Thượng viện Malaysia nhiệt liệt chào mừng, đánh giá cao Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Đoàn sang thăm, làm việc tại Malaysia; cho rằng chuyến thăm của Phó Chủ tịch Quốc hội và Đoàn góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước trong bối cảnh hai nước sẽ kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2025 và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Thượng viện, Hạ viện Malaysia với Quốc hội Việt Nam đi vào thực chất, hiệu quả, mang lại lợi ích cho người dân hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Lãnh đạo Nghị viện đã gửi lời chia buồn và cảm ơn Malaysia đã cử Đoàn đại biểu do Phó Thủ tướng Malaysia Fadillah Yusof dẫn đầu sang Việt Nam dự Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; cảm ơn Lãnh đạo Nghị viện Malaysia đã gửi lời chúc tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Malaysia ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, trên kênh Đảng, Chính phủ, Nghị viện, giao lưu nhân dân và tất cả các cấp từ trung ương tới địa phương. Quốc hội Việt Nam sẵn sàng tạo mọi thuận lợi thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định bày tỏ vui mừng chứng kiến quan hệ hai nước ngày càng phát triển tích cực và thực chất trong nửa thế kỷ qua trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ chính trị ngày càng gắn bó thông qua tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp và các kênh, đặc biệt là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (tháng 7.2023) nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Phó Chủ tịch Quốc hội chúc mừng Malaysia đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế Malaysia phát triển nhanh, trở thành một trong 27 nền kinh tế cạnh tranh hàng đầu trên thế giới.

Phó Chủ tịch Quốc hội tin tưởng Thượng viện, Hạ viện Malaysia sẽ có nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới, nâng cao đời sống người dân và củng cố vai trò, vị thế của Malaysia ở khu vực và trên thế giới.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 30/3/1973, quan hệ Việt Nam - Malaysia đã trải qua chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển với dấu mốc quan trọng là việc hai nước ký Tuyên bố chung về Khuôn khổ đối tác chiến lược vào ngày 7/8/2015, càng đặc biệt hơn khi Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất của Malaysia trong ASEAN.

Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong ASEAN (sau Thái Lan) và thứ 11 trên thế giới; Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Malaysia trong ASEAN.

Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược cho thấy mức độ phát triển sâu rộng của quan hệ hai nước, thể hiện sự tin cậy chính trị cao cũng như mở đường cho hợp tác sâu rộng, toàn diện giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, văn hóa, du lịch, quốc phòng, an ninh, khoa học công nghệ và phát triển bền vững.

Đồng lòng xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển vững mạnh

Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao việc hai nước phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, Liên hợp quốc, APEC..., đề nghị hai nước tăng cường hợp tác, duy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, đồng lòng xây dựng một Cộng đồng ASEAN phát triển vững mạnh, đoàn kết, tự cường.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Phó Chủ tịch Thượng viện Malaysia Datuk Nur Jazlan bin Tan Sri Mohamed cùng đại biểu hai cơ quan Nghị viện. Ảnh: TTXVN

Phó Chủ tịch Quốc hội chúc mừng Malaysia sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA trong năm 2025 và mong muốn trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA, Malaysia sẽ có nhiều sáng kiến, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự phát triển của ASEAN và AIPA.

Hai bên nhất trí cho rằng, quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Malaysia tiếp tục được củng cố, tăng cường trên cả bình diện song phương và trong khuôn khổ các diễn đàn liên nghị viện mà hai bên là thành viên như AIPA, IPU, APPF, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhắc lại cuộc gặp giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam với Chủ tịch Hạ viện Malaysia trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA-44 tổ chức tại Indonesia tháng 8/2023, trong đó, hai Chủ tịch đã nhất trí tăng cường quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc trao đổi Đoàn các cấp giữa hai cơ quan lập pháp chưa diễn ra thường xuyên và chưa có thỏa thuận hợp tác.

Trong thời gian tới, để tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Cơ quan lập pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên giao các cơ quan chức năng tham mưu, nghiên cứu, thúc đẩy việc ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Hạ viện, Thượng viện Malaysia để thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa Cơ quan lập pháp hai nước và tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, giữa các Ủy ban chuyên môn, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị, nữ Nghị sỹ, Nghị sỹ trẻ...

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng tiếp đón nhiều hơn các đoàn từ Thượng viện, Hạ viện Malaysia sang thăm, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tại Việt Nam, không chỉ cấp liên bang mà cả các bang của Malaysia.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai Cơ quan lập pháp cần tiếp tục tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Chính phủ hai nước triển khai hiệu quả các Thỏa thuận hợp tác đã ký, đồng thời tăng cường giám sát, thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp tích cực triển khai hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.

Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao, hoan nghênh Malaysia trong năm 2022 đã cấp phép thành lập “Hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam”; đề nghị Thượng viện, Hạ viện, các nghị sĩ Malaysia tiếp tục quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia sinh sống, lao động, học tập, đóng góp tích cực cho sự phát triển của Malaysia và là cầu nối cho quan hệ hai nước.

Hai Cơ quan lập pháp cũng cần tiếp tục phát huy cơ chế phối hợp, ủng hộ lập trường của nhau về các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm tại các diễn đàn liên nghị viện đa phương mà hai bên là thành viên và hỗ trợ Quốc hội Lào hoàn thành trọng trách Chủ tịch AIPA năm 2024, tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA-45 vào tháng 10 tới đây.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ban Thư ký của Thượng viện, Hạ viện Malaysia tăng cường hợp tác với Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, tổ chức phục vụ các hoạt động của Nghị viện.

Chủ tịch Hạ viện, Phó Chủ tịch Thượng viện Malaysia nhất trí với những đề xuất của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và khẳng định cả Thượng viện, Hạ viện Malaysia đều mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Quốc hội Việt Nam; nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, thúc đẩy việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai Cơ quan lập pháp, đồng thời cho rằng các Ủy ban chuyên môn của hai bên có thể nghiên cứu, ký kết thỏa thuận hợp tác để trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên môn như ban hành, giám sát thực thi pháp luật, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy hợp tác về văn hóa, giao lưu nhân dân và các lĩnh vực mà các Nghị sĩ cùng quan tâm.

Chủ tịch Hạ viện Malaysia cho biết, trong vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2025, Malaysia sẽ tập trung vào ba chương trình nghị sự là chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo; an ninh lương thực và chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI), phát huy sức mạnh tổng hợp của ASEAN và thị trường hơn 600 triệu dân để thu hút đầu tư nước ngoài, đóng góp vào việc xây dựng ASEAN thành khu vực hòa bình, hợp tác, phát triển.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc